Việt Nam - điểm đến đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp Pháp ngữ
Chuyến thăm này diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ được tổ chức tại Việt Nam từ 21-26/3, với sự hiện diện của bà Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Louise MUSHIKIWABO. Đây là hoạt động đầu tiên, mở màn cho chuỗi chương trình làm việc dày đặc của Đoàn doanh nghiệp Pháp ngữ tại Việt Nam.
Nhân lực, tài sản lớn nhất của FPT
Khoảng 20 đại diện các doanh nghiệp đến từ Pháp, Thụy Sĩ, Burkina Faso, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Gabon, Nigeria, Rwanda và Senegal đã đến thăm FPT Software (đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT) - công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam - tại Khu Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh (SHTP) vào chiều 21/3.
Đại diện các doanh nghiệp rất ấn tượng khi được tận mắt chứng kiến đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại cũng như sự phát triển mạnh mẽ của FPT Software.
Được thành lập vào năm 1988, Tập đoàn FPT hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là công nghệ, viễn thông và giáo dục. Đến nay, FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành của cả nước và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với 48 văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Chủ tịch FPT Software Tp Hồ Chí Minh, chia sẻ tài sản quý nhất của tập đoàn là nguồn nhân lực. Hầu hết các cơ sở làm việc của FPT đều được thiết kế theo cùng một mô hình chung giống như một trường đại học, tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Hà Nội.
Ông cũng cho biết thêm là trong thời gian tới, tập đoàn FPT sẽ sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Pháp ngữ trong lĩnh vực CNTT, cụ thể là sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Theo ông, trong 5 năm qua, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực này.
* Châu Phi vẫy gọi
Trong chuyến thăm công ty phần mềm FPT Software, Đoàn doanh nghiệp Pháp ngữ đặc biệt quan tâm đến triển vọng đầu tư của FPT tại Châu Phi. Đối với FPT, việc trở lại hoặc mở rộng sang thị trường châu Phi là rõ ràng, đặc biệt là khi đội ngũ nhân viên của tập đoàn được chuẩn bị tốt hơn để tránh những khác biệt về văn hóa khi thực hiện các dự án tại thị trường này.
Theo ông Nguyễn Đức Quỳnh, 10 năm trước, FPT đã có mặt tại châu Phi, đặc biệt là ở Nigeria và Maroc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và khoảng cách địa lý đã gây ra nhiều trở ngại, khiến các dự án của FPT không được phát triển như mong muốn tại các quốc gia này.
Nhân chuyến thăm này, ông Ambinou Akadiki, Giám đốc điều hành Hội đồng doanh nghiệp Châu Phi (CCA), đã bày tỏ hy vọng tập đoàn FPT sẽ quay trở lại Nigeria vì ngày nay đất nước này đã thay đổi rất nhiều với môi trường đầu tư đang rộng mở.
Ông Akadiki cho biết Chính phủ Nigeria đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ mạnh mẽ công cuộc phát triển công nghệ thông tin của đất nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thủ tục hành chính và cấp thị thực cho các nhà đầu tư đã được cải thiện rất nhiều.
Về phần mình, bà Lydie Hakizimana, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viện Khoa học Toán học Châu Phi, đánh giá cao sự hợp tác và trao đổi giữa các công ty và đơn vị chuyên về lĩnh vực công nghệ số của hai nước.
Chuyến thăm đã giúp bà hiểu rõ hơn về mô hình hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi, đặc biệt là với các công ty, tổ chức, hoặc cách trao đổi đại học giữa Việt Nam và lục địa châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học.
Ngoài Công ty FPT Software thuộc tập đoàn FPT, Đoàn doanh nghiệp Pháp ngữ đã đi thăm Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mì - Vikybomi, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Mê Kông (MK Tech Co.LTD), Công ty Cổ phần Bamboo Capital (BCG). Chuyến thăm do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Thông qua chuyến thăm và làm việc của Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Pháp ngữ, Tổ chức OIF muốn hỗ trợ các quốc gia và chính phủ thành viên, trong đó có nước chủ nhà, trong việc thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi bền vững các nền kinh tế Pháp ngữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ do Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Sự kiện quy tụ 102 doanh nhân và các nhà kinh tế quốc tế của 24 quốc gia thành viên OIF đến từ châu Phi, châu Âu, Ấn Độ Dương, Bắc Mỹ và Caribê và hơn 420 doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ diễn đàn, các diễn giả và doanh nghiệp sẽ thảo luận về các dự án kinh doanh, đầu tư trong ba lĩnh vực chính là nông nghiệp, năng lượng bền vững và kỹ thuật số./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
FPT trình chia cổ tức 2021 tỷ lệ 40%
09:44' - 18/03/2022
Công ty cổ phần FPT vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022.
-
Chứng khoán
FPT Retail trình chia cổ tức 2021 tỷ lệ 55%
09:28' - 17/03/2022
HĐQT Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (mã chứng khoán FRT) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên với kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2022.
-
Công nghệ
FPT và Cộng hòa Sierra Leone ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số quốc gia
10:51' - 16/03/2022
FPT sẽ phối hợp với các công ty tư vấn hàng đầu thế giới để tham vấn Chính phủ Sierra Leone về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược chuyển đổi số.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn FPT đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tại Hà Nam
19:22' - 13/03/2022
Chiều 13/3, UBND tỉnh Hà Nam đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Khu đại học Nam Cao, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu thuộc Tập đoàn FPT.
-
Chuyển động DN
FPT Software tiếp tục là đối tác phát triển ứng dụng trên nền tảng Skywise của Airbus
15:02' - 05/11/2021
Dựa trên những công nghệ như AI, Machine Learning, Cloud…, FPT Software và Airbus cũng kỳ vọng sẽ giúp Airbus đạt được lợi thế cạnh tranh tối đa trên hành trình phục hồi.
-
Doanh nghiệp
FPT Software đầu tư vào công ty công nghệ tại châu Mỹ
15:13' - 26/07/2021
FPT Software đã đầu tư vào Intertec International - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin có hơn 20 năm kinh nghiệm ở châu Mỹ Latinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.