Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á
Ngày 8/7, tờ Correio Braziliense của Brazil đã đăng bài viết của Đại sứ Việt Nam Bùi Văn Nghị trong đó khẳng định mối quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, được thể hiện qua kết quả chuyến công tác vừa qua của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Rio de Janeiro.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, trong bài viết được Correio Braziliense - một trong những tờ báo uy tín và lâu đời nhất tại Brazil - đăng tải, Đại sứ Bùi Văn Nghị nhấn mạnh sự kiện ngày 17/11/2024, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược, đánh dấu bước tiến ngoại giao quan trọng và thể hiện cam kết chính trị.
Đại sứ Bùi Văn Nghị nhắc lại Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Năm 2007, trong chuyến thăm Brazil của Tổng Bí thư khi đó Nông Đức Mạnh, hai nước đã thiết lập Quan hệ đối tác toàn diện, mở đường cho hợp tác trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa và khoa học – công nghệ. Đến năm 2024, việc hai nước thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược thể hiện bước phát triển vượt bậc, góp phần củng cố vai trò ngày càng tăng của cả 2 quốc gia trên trường quốc tế, trong đó Việt Nam nổi bật với vai trò trung tâm kinh tế và chính trị tại khu vực châu Á.
Đại sứ Bùi Văn Nghị nhấn mạnh trong bài viết: “Ngoại giao là nền tảng vững chắc cho quan hệ này, mang lại sự ổn định và định hướng. Với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương, Việt Nam đã tìm được ở Brazil một đối tác lý tưởng, cùng chia sẻ tầm nhìn về một thế giới công bằng dựa trên luật pháp quốc tế”.
Hợp tác giữa Việt Nam và Brazil còn được mở rộng trên các diễn đàn đa phương. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam và Brazil cùng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hai nước phối hợp bảo vệ lợi ích của các quốc gia đang phát triển và thúc đẩy thương mại công bằng. Sự hợp tác nhằm tăng cường quan hệ giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đang mở ra một cây cầu liên khu vực đầy tiềm năng.
Theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 8 tỷ USD trong năm 2024. Việt Nam, với mức tăng trưởng 6-7% hằng năm, xuất khẩu thủy sản, dệt may, giày dép và điện tử sang Brazil. Trong khi đó, Brazil cung cấp đậu nành, ngô, bông và khoáng sản cho Việt Nam. Với 16 hiệp định thương mại tự do đang thực thi, Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á.
Dù đầu tư hiện vẫn khiêm tốn, với 7 dự án Brazil tại Việt Nam, trị giá 3,8 triệu USD tính đến tháng 10/2024, tiềm năng phát triển là rất lớn. Việt Nam ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng sạch, kinh tế số và công nghệ sinh học; trong khi Brazil có thế mạnh về ethanol và năng lượng tái tạo.
Việt Nam và Brazil cũng đi đầu trong hợp tác Nam - Nam về biến đổi khí hậu, cùng cam kết với Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Brazil là nước đi đầu về nhiên liệu sinh học, còn Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hai nước đang hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ sinh học.Văn hóa, thể thao và giáo dục là những nhịp cầu kết nối nhân dân hai nước. Hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil vào đầu thế kỷ XX đã trở thành chất liệu quý giá cho ngoại giao văn hóa. Đại sứ Bùi Văn Nghị bày tỏ đề xuất của thành phố Rio de Janeiro về việc đặt tên một con đường theo tên Việt Nam và tạo các bức bích họa khắc họa hành trình của Hồ Chí Minh thể hiện sự tôn trọng của Brazil đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Bóng đá – niềm đam mê chung – là công cụ kết nối mạnh mẽ. Các chương trình giao lưu thể thao đưa thanh niên hai nước xích lại gần nhau, vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Trong lĩnh vực giáo dục, các chương trình trao đổi sinh viên, học bổng và giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha tại Việt Nam đang tạo cơ hội để thế hệ trẻ hiểu biết lẫn nhau, hứa hẹn trở thành trụ cột quan trọng trong tương lai.
Quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Brazil là biểu tượng hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển. Với lòng tin chính trị làm nền tảng, hợp tác kinh tế - thương mại làm động lực và ngoại giao văn hóa làm cầu nối, hai nước đang xây dựng một mô hình hợp tác tiêu biểu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và đóng góp vào hòa bình, ổn định toàn cầu.
Bài viết kết luận trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, hợp tác đa phương, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo đang đưa Việt Nam trở thành cầu nối giữa Brazil và châu Á, hứa hẹn những thành công vượt bậc trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12' - 08/07/2025
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42' - 07/07/2025
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.