Việt Nam – EU hợp tác, phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật và hợp tác phát triển. Sự hợp tác, hỗ trợ của EU thời gian qua đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn 2050. Trong quá trình xây dựng chiến lược, Việt Nam đã tham khảo một số chính sách tiên phong của EU như: thỏa thuận xanh; chiến lược chuỗi thực phẩm an toàn sức khỏe và thân thiện môi trường; kinh tế tuần hoàn; đa dạng sinh học…Hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam tại COP26, cùng với việc thực hiện chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định ngành nông nghiệp; xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố Glassgow về "Rừng và sử dụng đất" nhằm quản lý và sử dụng diện tích rừng hiện có động thời đẩy mạnh trồng rừng mới để hấp thụ, lưu trữ các-bon.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030. Sau khi chiến lược được ban hành, Bộ sẽ ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp.Bộ đang xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành đến năm 2030; tham vấn các đối tác quốc tế; trong đó có EU về xây dựng các dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các-bon thấp…
Với các kế hoạch trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn EU hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam về nguồn tài chính và kỹ thuật để triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp như: tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng và trữ lượng các-bon rừng;Quản lý rừng bền vững; phục hồi rừng… hay việc hỗ trợ đầu tư nông nghiệp xanh trên toàn chuỗi giá trị nông sản; mở rộng thực hành nông nghiệp thông minh ở các vùng sinh thái khác nhau.
Về thương mại nông, lâm, thủy sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, EU là thị trường nông, lâm, thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thương mại nông, lâm, thủy sản song phương năm 2021 đạt 5,2 tỷ USD, tăng trên 14% so với năm 2020. "EU là đối tác quan trọng hàng đầu, là bạn hàng lớn, truyền thống và tiềm năng cho nông sản Việt Nam, nhất là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, tạo cơ hội lớn thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Để thực thi hiệu quả ca kết tại Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị EU tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam có mặt tại thị trường EU; phối hợp, hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện và vận hành tốt Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) để sớm có lô hàng gỗ được cấp phép FLEGT vào EU. EU tiếp tục hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam để thống nhất các nội dung về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).Theo Phó Chủ tịch điều hành Uỷ ban châu Âu Frans Timmermans, hai bên có thể tìm ra những hướng đi để cùng phát triển và thương mại là yếu tố trung tâm. Thực hiện các cam kết tại hiệp định thương mại, hai bên sẽ cùng thúc đẩy hợp tác, phát triển thương mại theo hướng bền vững mà không để lại tác động tiêu cực đến môi trường.
Để phát triển thương mại giữa hai bên, ông Frans Timmermans cũng đề nghị Việt Nam sớm cấp phép những hồ sơ đăng ký các mặt hàng xuất khẩu nông sản như trái cây, sản phẩm động vật từ EU sang Việt Nam; sớm đưa ra danh mục các chỉ dẫn địa lý mà Việt Nam công nhận với các mặt hàng nông sản của phía EU. "EU sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để có thể sớm giải quyết các vấn đề Việt Nam đang gặp phải để hàng hóa Việt Nam sang EU có thể tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của EU", ông Frans Timmermans cho biết. Với cảnh báo "thẻ vàng" về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của EC, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam xác định chống khai thác IUU là một nhiệm vụ trong tâm của ngành, không chỉ vì tính cấp thiết trong xuất khẩu mặt hàng thủy sản mà còn giúp phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững, nhất là thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất để giải quyết tốt nhất các nội dung kiến nghị của EC. Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo thường xuyên theo dõi tình hình, tổ chức đoàn kiểm tra và ban hành các băn bản quy định cần thiết. Thủ tướng Chính phủ cũng trực tiếp có các cuộc họp chỉ đạo trực tiếp tới cấp xã để việc triển khai đảm bảo thực thi nghiêm túc các quy định. Cùng với những chỉ đạo, Việt Nam cũng đã hoàn thiện và ban hành khung pháp lý mới gồm: Luật Thủy sản, các nghị định, thông tư… tương thích với luật pháp quốc tế và những khuyến cáo của EC.Ngành nông nghiệp cũng đã và tiếp tục nỗ lực thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát quản lý đội tàu cá; chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; xử lý vi phạm; triển khai mạnh việc hợp tác với các quốc gia có biển về chống khai thác IUU; gia nhập Hiệp định các quốc gia có cảng của FAO…
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị EC tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khắc phục và ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các khuyến nghị, cũng như sớm gỡ "thẻ vàng" cho Việt Nam; đồng thời chia sẻ những khó khăn, sự khác biệt của Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, năng lực quản lý nghề cá, có tính tới yếu tố đặc thù về sự phức tạp tại Biển Đông, sinh kế của ngư dân và nghề cá nhiệt đới. Ông Frans Timmermans cũng đánh giá, ở cấp độ chính trị cao, Việt Nam đã đưa ra các biện pháp về luật pháp rất nghiêm ngặt để đạt được những kết quả trong các khuyến nghị của EC để chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn những vấn đề về kỹ thuật cần được giải thích, làm rõ hơn để Việt Nam có thể sớm gỡ được thẻ vàng. ”EC sẽ có đoàn công tác đến thực địa tại các địa phương Việt Nam thời gian tới để đánh giá về việc những kết quả, tiến bộ Việt Nam đã đạt được để sớm xử lý vấn đề này”, ông Frans Timmermans cho biết./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VBF: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với chuyển đổi số
15:37' - 18/02/2022
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) chiều 18/2 tại Hà Nội, nhóm công tác về lĩnh vực nông nghiệp của VBF đã báo cáo về triển vọng phát triển của ngành này trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp cận xu thế tiêu dùng xanh
14:24' - 17/02/2022
Chiến lược với tầm nhìn dài hạn tiếp cận dòng chảy, xu thế của nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành nông nghiệp Mỹ cảnh giác trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm
09:36' - 16/02/2022
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo cơ quan này mới đây đã phát hiện thêm các ca nhiễm cúm gia cầm ở 2 trang trại khác, sau khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở bang Indiana vào tuần trước.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hải Dương cần làm kinh tế nông nghiệp đa giá trị
19:35' - 15/02/2022
Ngày 15/2, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã về thăm hai xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.