Việt Nam hướng đến là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp của thế giới
Tổng giá trị xuất khẩu lâm sản chính trong 7 tháng năm 2018 đạt hơn 5 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất siêu của lâm sản chính ước đạt 3,77 tỷ USD. Có được kết quả này nhờ Việt Nam đã phát triển và hình thành một ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản lớn mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ.
Trước thềm hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” sẽ diễn ra ngày 8/8 tại tp. Hồ Chí Minh, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn về những vấn đề liên quan.
Phóng viên: Là người trực tiếp phụ trách chỉ đạo ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng đánh giá thế nào về sự phát triển của lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trong thời gian vừa qua? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chế biến lâm sản được đánh giá là nghề truyền thống có từ lâu đời. Những năm thập niên 1990, ngành mới dừng ở mức độ sản xuất thủ công, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô sang các nước châu Á.Nhưng với ý chí vươn lên sánh cùng bè bạn trong khu vực, các doanh nghiệp đã nắm lấy thời cơ, đầu tư trang thiết bị máy móc và tổ chức sản xuất để làm nên ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản lớn mạnh. Đến nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu lâm sản đứng đầu trong các nước ASEAN.
Năm 2008, cả nước có khoảng 2.500 doanh nghiệp, thì đến nay đã có khoảng 4.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, bao gồm 3.900 doanh nghiệp trong nước và 600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó các doanh nghiệp vừa chế biến vừa trực tiếp xuất khẩu khoảng 1.500 doanh nghiệp. Từ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp đã phát triển và hình thành một ngành chế biến lâm sản lớn mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ. Ngành đã thu hút được đông đảo lực lượng lao động, đặc biệt là hàng triệu lao động nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn miền núi. Ngành chế biến lâm sản đã tạo ra được lượng hàng hóa đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại đáp ứng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường thế giới; góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong vòng 10 năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tăng hơn 2,7 lần, từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, đưa ngành chế biến lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.Kết quả này cũng đã vượt mục tiêu của Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ.Đến nay đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp được sang 120 và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc.
Phóng viên: Các thị trường lớn nhập khẩu đồ gỗ ngày càng có những đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc gỗ, gỗ hợp pháp. Ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam đã thích ứng yêu cầu này như thế nào? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của ngành chế biến lâm sản, nhu cầu về nguyên liệu gỗ cũng đã có sự gia tăng liên tục. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ nguồn gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu.Đặc biệt, nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng khai thác trong nước đã thay thế gỗ rừng tự nhiên trong nước, đáp ứng cơ bản cho nhu cầu chế biến gỗ phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, trên cơ sở thực hiện thành công các chương trình, dự án trồng rừng của Nhà nước trong thời gian qua như: Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc giai đoạn 1993-1998 (CT 327), Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 (DA 661);Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, nên ngoài việc quản lý, bảo vệ tốt các diện tích rừng hiện có, nâng độ che phủ của rừng lên 41,45% vào năm 2017, đã tạo được nguồn nguyên liệu rừng trồng ổn định, hợp pháp cho ngành chế biến gỗ.
Trong giai đoạn từ 2007-2017, sản lượng khai thác gỗ trong nước tăng trưởng ổn định, bình quân hơn 10% /năm. Năm 2017, tổng nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ là 31 triệu m3 gỗ tròn; trong đó, lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước là 25 triệu m3, đáp ứng 75% nhu cầu chế biến. Hiện chúng ta đang tổ chức xây dựng và thực hiện đề án Quản lý rừng bền vững; phấn đấu đến năm 2020, cả nước có 300.000 ha và đến năm 2025 có 1 triệu ha rừng trồng sản xuất tập trung được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, toàn bộ gỗ rừng trồng cung cấp cho chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Nhờ phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi, từng bước giúp các doanh nghiệp chế biến chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, từ đó đã giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường trong nước và thế giới. Trong giai đoạn trước năm 2010, lượng gỗ nhập khẩu trong chế biến sản phẩm luôn chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu gỗ trong sản xuất chế biến, đến năm 2013, tỷ trọng này giảm còn khoảng 40% và năm 2017, lượng gỗ nhập khẩu sử dụng cho chế biến chỉ chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nguyên liệu của sản xuất. Hiện nhiều nước đã ban hành các quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ đảm bảo 100% hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Chẳng hạn như Australia đã ban hành Luật Cấm khai thác gỗ bất hợp pháp, Nhật Bản ban hành Đạo luật Gỗ sạch, Hàn Quốc có Luật Sử dụng gỗ bền vững có hiệu lực…Đây cũng là những thị trường lớn, tiềm năng của Việt Nam trong xuất khẩu đồ gỗ. Do đó, các doanh nghiệp cũng đã chuyển mạnh sang lựa chọn thị trường gỗ nhập khẩu đảm bảo 100% gỗ hợp pháp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Ngành công nghiệp gỗ may mắn có được nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng để chúng ta sản xuất đồ nội thất xuất khẩu; lợi thế này giúp doanh nghiệp liên tục xuất siêu ở mức cao trên 70%. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia: Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới. Phóng viên:EU là một trong 5 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Xin Thứ trưởng cho biết việc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT (Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản) với EU đã đạt những kết quả gì? Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Dự kiến tháng 10/2018, Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định này. Hiệp định sẽ mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU do tiết kiệm được chi phí, thời gian vì không phải thực hiện việc giải trình theo quy chế 995 của EU nếu được cấp phép FLEGT. Bên cạnh đó, Hiệp định VPA/FLEGT được ký kết sẽ tạo niềm tin cho các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia. Không chỉ với EU, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định song phương về thương mại lâm sản với một số thị trường tiềm năng như: Australia, Nga, Canada, Ấn Độ; đàm phán về công nhận lẫn nhau các quy định gỗ hợp pháp để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản. Bên cạnh đó, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mở ra cơ hội để ngành gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các nước nội khối. Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết và có hiệu lực đã tạo thuận lợi cho Việt Nam do lợi thế cắt giảm thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan như: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ... Phóng viên:Xin cảm ơn Thứ trưởng!- Từ khóa :
- thứ trưởng bộ nông nghiể
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4,15 tỷ USD
18:18' - 24/06/2018
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Những rủi ro đối với xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam
14:53' - 27/03/2018
Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn do những thay đổi tại các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.