Việt Nam là đối tác tự nhiên của Nga trong chính sách hướng Đông
Ngày 9/10, ngay sau khi vừa tham dự Hội nghị lần thứ 16 của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai được tổ chức ở Sochi, Tiến sỹ khoa học chính trị Ivan Timofeev, Giám đốc chương trình của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) đã có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Moskva về vai trò của Việt Nam và ASEAN trong chính sách hướng Đông của Nga.
Chuyên gia Nga cho biết không phải ngẫu nhiên Hội nghị Valdai năm nay có chủ đề là “Bình minh phương Đông và trật tự chính trị thế giới”. Lý do là Nga rất coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trong khoảng 10 năm qua, Nga đã tích cực thúc đẩy hội nhập với châu Á, thiết lập sự hợp tác với rất nhiều nước khu vực. Nga có thế mạnh về chính trị - quân sự và có thể đưa ra nhiều đề xuất đối với khu vực này.
Đề cập đến vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong chính sách hướng Đông của Nga, chuyên gia Ivan Timofeev trích dẫn phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh rằng ASEAN là một nhân tố quan trọng có vai trò trung tâm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo chuyên gia Ivan Timofeev, Việt Nam một đối tác tự nhiên đối với Nga trong chính sách hướng Đông bởi nhiều lý do khác nhau. Trước hết, hai nước có lịch sử quan hệ đối tác truyền thống tốt đẹp. Mặc dù đã có sự thay đổi thế hệ với việc giới trẻ tại hai nước có tầm nhìn rộng hơn và đa dạng hơn theo nhiều hướng khác nhau, song chính truyền thống tốt đẹp đó đã giúp ích cho quan hệ song phương rất nhiều.
Thứ hai, Việt Nam là một nền kinh tế lớn và năng động, với một thị trường rộng lớn và dồi dào tiềm năng về lao động. Hơn nữa, người Việt Nam có tính tổ chức, khả năng sáng tạo cao.
Tiến sỹ Ivan Timofeev khẳng định: “Đất nước của các bạn có tương lai đầy triển vọng, cả trên phương diện kinh tế cũng như sản xuất công nghệ. Dó đó, ở đây tạo ra một không gian rộng lớn cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Nga nói riêng, Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) nói chung. Chúng ta cần nhớ rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EAEU”.
Ngoài ra, theo chuyên gia Nga, tiềm năng hợp tác song phương trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật – quân sự cũng như trong lĩnh vực năng lượng, khai thác dầu khí cũng rất triển vọng, không chỉ có đầu tư của Nga vào Việt Nam, mà Việt Nam cũng đầu tư vào Nga.
Chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thực thi hiệu quả chính sách cân bằng, đa phương và độc lập trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay./.
Xem thêm:
>>Việt Nam tham dự Hội thảo về chính sách hướng Đông của Nga
>>Ấn Độ: Chiến lược SVIMM trong chính sách Hành động hướng Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ai Cập coi Việt Nam là một trọng tâm trong chính sách hướng Đông
08:51' - 20/03/2019
Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập Khaled Tharwat khẳng định Ai Cập coi Việt Nam là một trọng tâm trong chính sách hướng Đông của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản – Trọng tâm trong “chính sách hướng Đông” của Malaysia?
06:30' - 24/09/2018
Tăng cường quan hệ giữa Nhật Bản và Malaysia là điều mà tân Chính phủ Malaysia muốn thực hiện sau khi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử hồi tháng Năm vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.