Việt Nam - Lào thúc đẩy hợp tác phát triển thương mại biên giới
Sáng 11/4, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào lần thứ XII dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công thương Lào, Khampheng Xaysompheng.
Tham dự Hội nghị còn có đại diện các sở công thương, lãnh đạo các tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước; đại diện các bộ ngành có liên quan và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết kể từ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước lần thứ XI vào năm 2018 đến nay, quan hệ thương mại nói chung và thương mại biên giới giữa hai nước nói riêng đã có những bước phát triển mới, thể hiện qua mức tăng trưởng tích cực trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước bất chấp những khó khăn, thách thức không nhỏ do đại dịch COVID-19 gây ra.Cụ thể, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,37 tỷ USD, tăng tới 33,3% so với năm 2020, vượt rất xa chỉ tiêu mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra cho ngành công thương hai nước (10%). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt gần 780 triệu USD, tăng tới 70% so với năm 2020.
Đây là mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng, không những so với thương mại Việt – Lào những năm trước đây mà còn so với cả tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, mặc dù kết quả đạt được là rất ấn tượng nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng thương mại giữa hai nước.Theo Bộ trưởng Công thương Việt Nam, tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn rất lớn và Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào lần thứ XII là một trong những bước đi quan trọng để góp phần khai phá tiềm năng đó, với mục tiêu kim ngạch thương mại giữa hai nước không chỉ tăng trưởng ở mức độ 10-15% năm mà còn phải để thương mại giữa hai nước phát triển thật ổn định và bền vững; khai thác được tiềm năng, lợi thế của mỗi bên; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và đóng góp ngày càng nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước Lào và Việt Nam anh em.
Tại hội nghị, hai bên cùng nhau đánh giá kết quả đạt được và những mặt chưa được trên các lĩnh vực như việc thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào, việc xúc tiến thương mại, đầu tư và quản lý cửa khẩu, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, về cơ sở hạ tầng tại khu vực cửa khẩu…Hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân khiến thương mại Lào - Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của hai nước như Chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics tại khu vực cửa khẩu chưa hiệu quả; việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường kết nối tới cửa khẩu, tuyến đường liên huyện tại một số khu vực còn chậm và chưa tương xứng với nhau, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới…Hội nghị đã nghe nhiều tham luận của đại diện các tỉnh, các công ty của hai nước thẳng thắn chỉ ra những điểm nghẽn trong thương mại Lào - Việt cũng như các kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới giữa hai nước.
Hội nghị đã nhất trí đề ra 7 định hướng hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào trong thời gian tới, trong đó hai bên sẽ rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá, đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu, vào hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại tại khu vực biên giới; thúc đẩy việc đàm phán để ký kết Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào. Hai bên cũng nhất trí sẽ rà soát, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn kiện đã ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào, Thoả thuận Hà Nội 2007 cho phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian tới; rà soát và đề xuất phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào. Hai bên nhất trí tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi nước lưu thông, tiêu thụ tại thị trường của nhau, đặc biệt là hàng nông sản; tiếp tục phối hợp ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giữa hai nước tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển…Kết thúc Hội nghị, Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ Công Thương Lào Khampheng Xaysompheng đã ký kết Biên bản hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước làm cơ sở để hai bên xây dựng và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới./.
- Từ khóa :
- Việt lào
- bộ công thương
- quan hệ việt nam lào
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Vũ Quang Minh: Dư địa hợp tác Việt Nam và Đức còn rất lớn
07:57' - 08/04/2022
Theo Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Đức tiếp tục phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực và dư địa hợp tác giữa hai bên còn rất lớn với nhiều cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam-Canada: Khai phá cơ hội hợp tác
07:26' - 08/04/2022
“Diễn đàn Đầu tư Việt Nam-Canada” là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam quảng bá, thu hút đầu tư, tăng cường chuỗi cung ứng giữa hai bên, giữa lúc môi trường thế giới còn nhiều bất ổn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Mexico có thể hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp nền tảng
16:36' - 07/04/2022
Việt Nam và Mexico có thể xem xét khả năng hợp tác phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nhất là vật liệu, luyện kim, cơ khí, chế biến, chế tạo, điện tử, hóa chất, dược phẩm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
10:31'
Sáng 15/5, với 429/429 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 89,75% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Chủ tịch UBND xã (mới) có thẩm quyền xử phạt như Chủ tịch UBND huyện
10:26'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông
09:02'
Phó Thủ tướng thống nhất về chủ trương với đề xuất của Bộ Xây dựng về nghiên cứu mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
08:05'
Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Slovakia coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á
07:57'
Đại sứ Việt Nam Phạm Trường Giang có cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanár.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với thông tin báo chí về thị trường Halal và suất đầu tư cao tốc
22:15' - 14/05/2025
Văn phòng Chính phủ có công văn 4169/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Mỹ trao đổi về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
21:48' - 14/05/2025
Chiều 13/5 (giờ địa phương), ông Đặng Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có buổi làm việc với Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đầu tư công
20:43' - 14/05/2025
Cuối chiều 14/5, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 5 kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với 3 bộ, cơ quan trung ương và 13 địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo "cú hích" giải phóng nguồn lực kinh tế tư nhân
20:30' - 14/05/2025
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 45, chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.