Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh
*Anh là đối tác thương mại quan trọng của CPTPP
Cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin, ngày 1/2 vừa qua, Anh chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, CPTPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ về hợp tác của các nước trong khu vực. Các nước thành viên CPTPP đã thống nhất quy trình gia nhập. Theo đó, các nền kinh tế quan tâm cần đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp định và quy trình gia nhập này. “Anh là đối tác thương mại quan trọng của các nước thành viên CPTPP trong đó có Việt Nam. Việt Nam ủng hộ Anh tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với khu vực và sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh. *Tăng cường dập dịch triệt để Trong bối cảnh dịch COVID-29 có diễn biến phức tạp, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về quy định cách ly đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, các quy định hiện nay về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh Việt Nam là chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp, quản lý và người Việt Nam sẽ áp dụng cách ly tập trung 14 ngày. Trong bối cảnh dịch bệnh xuất hiện trong cộng đồng và diễn biến phức tạp thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 05 ngày 28/1/2021 về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 22 ngày 30/1/2021 về kết luận của Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó yêu cầu các địa phương có ca bệnh khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc kiểm soát thần tốc, tăng cường dập dịch triệt để, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung trong thời gian 21 ngày. * Khắc phục những hậu quả do chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam Bình luận việc bà Trần Tố Nga (78 tuổi, người Pháp gốc Việt) được một tòa án tại Pháp chấp thuận xét xử vụ kiện cáo buộc 14 công ty bán chất độc da cam/dioxin đã gây tổn hại, đau đớn cho bà và các con, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam phải chịu hậu quả rất nặng nề của chiến tranh, trong đó có tác động lâu dài và nghiêm trọng của chất độc da cam/dioxin. Chúng tôi ủng hộ việc các nạn nhân chất độc da cam/dioxin yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với các công ty hóa chất sản xuất, thương mại hóa chất, chất độc da cam/dioxin của Hoa Kỳ trong chiến tranh tại Việt Nam”. Người Phát ngôn nhấn mạnh: "Việt Nam cho rằng các công ty này phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả do chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam"./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng bác bỏ thông tin Tổ chức Ân xá quốc tế đưa ra
18:59' - 03/12/2020
Chiều 3/12, tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời nhiều vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm
18:11' - 01/10/2020
Chiều 1/10, tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam
18:03' - 26/03/2020
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?