Việt Nam tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 27/9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ngày 27/9 đã tổ chức lễ công bố Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index -GII) năm 2023. Theo đó, đứng đầu danh sách là các nước Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ và Anh. Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Theo Báo cáo GII 2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57, trong khi chỉ số về đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40.
Đầu vào đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột là thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp; Đầu ra gồm 2 trụ cột là sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, sau Ấn Độ (xếp hạng 40). Có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là Trung Quốc (xếp hạng 12), Malaysia (xếp hạng 36), Bulgaria (xếp hạng 38), Thổ Nhĩ Kỳ (xếp hạng 39) và Thái Lan (xếp hạng 43).Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam xếp sau Singapore (xếp hạng 5), Malaysia và Thái Lan.
Theo WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Iran). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp (cùng với Ấn Độ và CH Moldova).
Năm 2023, chỉ số GII có một số thay đổi về các chỉ số thành phần, nguồn dữ liệu và cách tính chỉ số thành phần. Trong đó, có chỉ số mới về khởi nghiệp (start-up) như “Giá trị của các doanh nghiệp kỳ lân” (Việt Nam được xếp hạng 33). Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam xếp hạng 66, không có sự cải thiện so với các năm trước.
Tuy nhiên, chi phí R&D của top 3 doanh nghiệp lớn có sự cải thiện đáng kể, xếp hạng 29, tăng 9 bậc so với năm 2022. Giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm dù còn nhỏ nhưng cũng đã có sự cải thiện lớn so với năm 2022, xếp hạng 60, tăng 17 bậc so với năm 2022.
Các doanh nghiệp liên tục đầu tư để thực hiện quản lý chất lượng theo ISO, theo đó chỉ số về giá trị ISO 9001/tỷ $PPPGDP đã tăng 15 bậc so với năm 2022, từ vị trí 65 lên 50 năm 2023./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hơn 9.400 tỷ đồng nâng cấp 3 tuyến quốc lộ kết nối Việt Nam - Lào - Trung Quốc
17:27' - 27/09/2023
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối Việt Nam với Bắc Lào và Trung Quốc.
-
Công nghệ
Nhiều công nghệ được trình diễn tại “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023”
16:41' - 27/09/2023
Chương trình “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” dự kiến thu hút hàng trăm doanh nghiệp sẽ tham gia trình diễn sản phẩm công nghệ với quy mô 200 - 250 gian hàng.
-
Ô tô xe máy
Bridgestone Việt Nam chính thức chuyển sang 100% năng lượng sinh khối
16:24' - 27/09/2023
Ngày 27/9, Công ty TNHH Sản xuất Lốp xe Bridgestone Việt Nam (BTMV) công bố định hướng chuyển sang 100% năng lượng tái tạo trong các công đoạn cần dùng hơi nước nhờ vào việc sử dụng nồi hơi sinh khối.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.