Việt Nam - Timor Leste: Củng cố và phát triển quan hệ thương mại song phương
Việt Nam và Timor Leste thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/7/2002. Timor Leste chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội từ tháng 4/2012. Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia kiêm nhiệm Timor Leste. Mặc dù là quan hệ mới nhưng Việt Nam – Timor Leste đã có những bước phát triển đáng kể. Hai nước duy trì trao đổi đoàn các cấp, đồng thời duy trì tiếp xúc cấp cao nhân dịp tham dự các Hội nghị của ASEAN.
Trong các cuộc gặp, lãnh đạo Timor Leste luôn bày tỏ ngưỡng mộ sự nghiệp cách mạng cũng như quá trình xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam. Do đó, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Timor Leste José Ramos-Horta sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho cả hai quốc gia, góp phần mục tiêu hướng tới quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.
Quan hệ gần gũi
Ông Tạ Văn Thông- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia kiêm nhiệm Timor Leste cho biết, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Timor Leste đã được hình thành từ sớm, khi Mặt trận Cách mạng vì một Timor Leste độc lập (FRETILIN) tuyên bố độc lập vào tháng 9/1975 và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công nhận.
Mặc dù xa về khoảng cách địa lý nhưng Việt Nam và Timor Leste luôn giữ mối quan hệ gần gũi, ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế, đặc biệt là trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ khi thiết lập mối quan hệ song phương, Timor Leste đã tổ chức 3 chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao tới Việt Nam gồm: chuyến thăm của Tổng thống Kay Rala Xanana Gusmao (tháng 8/2005); Tổng thống José Ramos-Horta (năm 2010) và Thủ tướng Kay Rala Xanana Gusmao (tháng 9/2013).Do đó, chuyến thăm lần này của Tổng thống José Ramos-Horta sẽ là chuyến thăm cấp cao thứ tư tới Việt Nam và là dịp để hai bên tiếp tục trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc thêm quan hệ song phương, qua đó thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống đã được vun đắp trong suốt thời gian qua.Về đa phương, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp lập trường tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ban Thư ký ASEAN hỗ trợ Timor Leste trong quá trình chuẩn bị và tăng cường năng lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đồng thuận của các thành viên ASEAN để Timor Leste gia nhập ASEAN.Dẫn số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay, trong năm 2023, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 15,9 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Timor Lester đạt 15,5 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đông Timo đạt 371,7 nghìn USD.Riêng 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 8,1 triệu USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu sang Timor Leste đạt 7,4 triệu USD, tăng 20,2%; nhập khẩu đạt 670,7 nghìn USD, tăng 108,4% so với cùng kỳ năm 2023.Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, trao đổi thương mại Việt Nam – Timor Leste trong các năm qua chủ yếu là quan hệ một chiều, trong đó, xuất khẩu sang Timor Leste chủ yếu là mặt hàng gạo chiếm hơn 90%, còn lại là một số mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm chế biến. Hàng năm, Timor Leste có nhu cầu nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam rất khiêm tốn, đặc biệt trong 3 năm từ 2021 – 2023, lượng nhập khẩu chỉ từ hơn 8.000 tấn đến hơn 15.000 tấn.Về đầu tư, hiện nay Viettel Telemor là dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Timor Leste có thương hiệu là Telemor đang rất thành công và được bạn đánh giá cao. Dự án được triển khai từ tháng 8/2012, với vốn đầu tư ban đầu 500.000 USD, tăng dần đến nay đạt 15 triệu USD. Công ty đã trở thành một trong 3 doanh nghiệp viễn thông lớn tại Timor Leste, có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này.Mở rộng hợp tác
Theo Đại sứ Tạ Văn Thông, thị trường Timor Leste còn nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thực phẩm chế biến, sữa và sản phẩm sữa, giày dép, đồ uống, sản phẩm gia dụng, máy móc thiết bị điện. Các hoạt động kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới sẽ cần nhiều hơn các mặt hàng đầu vào như nhiên liệu (xăng dầu), gỗ nguyên liệu, thủy sản nguyên liệu, khoáng sản, kim loại... Đây cũng là những sản phẩm tiềm năng tại Timor Leste. Bởi vậy, hợp tác với Việt Nam, các mặt hàng của Timor Leste sẽ là đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng hóa, giúp cả Timor Leste và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.Đánh giá thị trường Timor Leste còn nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thực phẩm chế biến, sữa và sản phẩm sữa, giày dép, đồ uống, sản phẩm gia dụng, máy móc thiết bị điện…Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị phía Timor Leste cung cấp danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu gạo và các mặt hàng nêu trên, đồng thời hỗ trợ kết nối doanh nghiệp của Timor Leste với các nhà cung ứng phía Việt Nam.Theo Bộ Công Thương, các hoạt động kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới sẽ cần nhiều hơn các mặt hàng đầu vào như nhiên liệu (xăng dầu), gỗ nguyên liệu, thủy sản nguyên liệu, khoáng sản, kim loại... Đây cũng là những sản phẩm tiềm năng tại Timor Leste. Hợp tác với Việt Nam, các mặt hàng của Timor Leste sẽ là đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng hóa, giúp cả Timor Leste và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.Tại buổi tiếp bà Maria Olandina Isabel Caeiro Alves, Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên cùng nghiên cứu thúc đẩy, xây dựng các cơ chế hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế thương mại như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại hoặc Tiểu ban hỗn hợp thương mại để thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa hai nước.Ngoài việc nhập khẩu gạo của Việt Nam, Bộ trưởng cũng đề nghị phía Timor Leste phối hợp giới thiệu đầu mối nhập khẩu và tăng cường nhập khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ uống, thực phẩm sữa và sản phẩm sữa, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, nông sản, thủy sản…, tạo điều kiện kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước.Cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Timor Leste tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư, kinh doanh tại thị trường này. Bên cạnh đó, hai nước còn nhiều tiềm năng trong hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí; hợp tác khai thác chế biến tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản; khai thác quặng kim loại và kim loại màu, nhất là hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu đi các nước có cơ chế đối xử ưu đãi.Để hai nước có cơ sở triển khai các hoạt động hợp tác, đầu tư và giải quyết các vấn đề phát sinh phù hợp với luật pháp và trên tinh thần quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ trưởng đề nghị Timor Leste sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại song phương đã ký kết năm 2013 nhân chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng thống Timor Leste để Hiệp định này được đưa vào thực thi.Bà Maria Olandina Isabel Caeiro Alves - Đại sứ Timor Leste nhận định các lĩnh vực hợp tác song phương được quan tâm giữa hai nước bao gồm nông lâm ngư nghiệp, thương mại, giáo dục, du lịch và hàng không. Bên cạnh đó, Chính phủ Timor Leste luôn tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các công ty đầu tư vào Timor Leste và khuyến khích doanh nghiệp của Việt Nam sang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thị trường này, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh giữa hai nước ngày càng được mở rộng và phát triển. Đối với một số thỏa thuận song phương giữa bộ ngành hai nước, Bộ trưởng và bà Đại sứ hy vọng hai bên có thể sớm thống nhất và tiến tới ký kết, góp phần phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước chặt chẽ, sâu rộng hơn.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Ấn Độ: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
09:46' - 31/07/2024
Việt Nam- Ấn Độ còn nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại - đầu tư với các thế mạnh như thị trường đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển năng động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế năm 2024 sẽ vượt mục tiêu Quốc hội đề ra
18:12'
Kỳ vọng tăng trưởng đang dần chuyển từ các kịch bản khiêm tốn sang những kịch bản tích cực hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
17:15'
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hoạch định rõ chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
15:53'
Tiếp tục Phiên họp, chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại
14:29'
Sáng 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
09:08'
Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn kiểm soát chặt chẽ những nguy cơ xâm nhập dịch bệnh qua cửa khẩu
08:00'
Nhằm ngăn chặn lây nhiễm, lực lượng kiểm dịch tại các cửa khẩu của Lạng Sơn đã tổ chức triển khai nhiều biện pháp cụ thể, kiểm soát chặt ngay từ cửa khẩu đem lại hiệu quả tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định điều động, bổ nhiệm Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
20:09' - 02/11/2024
Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
15:35' - 02/11/2024
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về việc lập, thẩm định đối với dự án đầu tư công
11:40' - 02/11/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, các trường thông tin, dữ liệu, mẫu biểu báo cáo trên Hệ thống để tổng hợp, rà soát, đánh giá thông tin, dữ liệu nhập lên Hệ thống.