Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Bài 1: Cảnh báo của tự nhiên
Điều đó đã được thể hiện qua khẩu hiệu “Đoàn kết thế giới để ứng phó với biến đổi khí hậu” của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức thành công tại Vương quốc Anh với những cam kết hành động mạnh mẽ cùng với sự quyết tâm cao của toàn nhân loại.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất, chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: Bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực.
Những cam kết và hành động mang tính lịch sử của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.”
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết: "Việt Nam chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu ".
Bài 1: Cảnh báo của tự nhiên Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư. Sự cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. * Hiện tượng thời tiết cực đoan Tác động khốc liệt hiện hữu của biến đổi khí hậu ở khắp các châu lục ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh và sự phát triển thịnh vượng ở nhiều khu vực trên thế giới. Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang tạo ra những tranh chấp tài nguyên thiên nhiên giữa các cộng đồng dân cư, buộc hàng chục triệu người phải tha hương tìm sinh kế, kích hoạt các mối đe dọa xuyên biên giới về an ninh sinh thái, môi trường, lương thực hay nguồn nước.Báo cáo về khí hậu do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2021 cho thấy, mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2020 và tăng nhiều trong năm 2021. Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, với việc khí phát thải tiếp tục tăng cùng với việc nhiệt độ tăng cao, con người có thể hứng chịu thêm nhiều thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, mưa lớn, băng tan hay mực nước biển tăng. Tất cả điều này sẽ gây ra những tác động kinh tế - xã hội nghiêm trọng.
Theo dự thảo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tới đời sống nhân loại đã đưa ra những con số đáng báo động. Trong giai đoạn 2015-2019, ước tính 166 triệu người, chủ yếu tại châu Phi và Trung Mỹ, cần được viện trợ nhân đạo do tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp liên quan tới tác động của biến đổi khí hậu. Do các hiện tượng thời tiết cực đoan, sức lao động của con người sẽ giảm, theo đó số ngày làm việc trong năm của phần lớn người dân tại Nam Á, khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và nhiều vùng ở Trung và Nam Mỹ sẽ giảm 250 ngày vào năm 2100. Nếu không giảm lượng khí thải, hơn 85 triệu người ở châu Phi cận sa mạc Sahara vào năm 2050 sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,5 độ C, số lượng người bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Colombia, Brazil và Argentina sẽ tăng cao gấp 2-3 lần, tại Ecuador và Uruguay tăng gấp 4 lần và tại Peru sẽ tăng gấp 5 lần. Trong khi đó, tại châu Á, dự báo số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vì các tác động của biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2020 - 2050. Trong báo cáo thường niên về tình hình khí hậu ở châu Á, Tổ chức Khí tượng Thế giới nêu rõ, nhiệt độ trung bình ở châu Á trong năm 2020 cao hơn 1,39 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010. Thời tiết khắc nghiệt và tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra trên khắp châu Á trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến hàng triệu người khác phải di dời chỗ ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, đồng thời tàn phá cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái. Các trận lũ lụt và bão xảy ra năm 2020 đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người dân châu Á, trong đó 5.000 người thiệt mạng. Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt cũng để lại những hệ lụy kinh tế - xã hội như: thời gian di dời do thảm họa thời tiết tại một số khu vực ở châu Á bị kéo dài khiến nhiều người dân không thể trở về nhà hoặc tái hòa nhập cộng đồng. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao được dự báo cũng dẫn đến quỹ thời gian làm việc ngoài trời bị rút ngắn, gây thiệt hại hàng tỷ USD… Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia, Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền. Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước. Trong năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt. Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Việt Nam đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, cụ thể có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long… Đặc biệt, cuối năm 2020, miền Trung đã phải gồng mình gánh chịu thiên tai: Lũ chồng lũ, bão chồng bão với những mất mát vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Năm 2021, Việt Nam đã xảy ra 9 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, 139 trận động đất nhẹ, 326 trận mưa đá, dông lốc, sét; 174 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 163 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 19 đợt không lạnh, gió mùa Đông Bắc.Tính đến ngày 10/11/2021, thiên tai đã làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; 306 nhà sập đổ hoàn toàn, 8.953 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 374.672 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 176.590 ha lúa, rau màu và 14.146 ha cây trồng bị thiệt hại; 298 km đê, kè, kênh mương hư hỏng, sạt lở; 511km đường giao thông sạt lở... Ước tính giá trị thiệt hại hơn 5.244 tỷ đồng. Tác động do biến đổi khí hậu đang trở thành nguyên nhân gây ra những thách thức an ninh khí hậu, nguy cơ tiềm ẩn đối với ổn định và phát triển đất nước, tạo ra những làn sóng di cư.
Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh, con người cần biến cam kết thành hành động, để từ đó cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Con người không có thời gian để mất và cần có những thay đổi cần thiết để ngăn chặn tình trạng này, ngay cả khi những thay đổi này được trả bằng tiền hoặc được thực hiện bằng công nghệ. *Những cam kết mạnh mẽ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã diễn ra ở Vương quốc Anh có đại diện của gần 200 quốc gia tham gia thảo luận cách thức ứng phó với thách thức chung là vấn đề ấm lên toàn cầu.Phát biểu tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo bày tỏ hết sức lo ngại trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với trái đất, đồng thời tái khẳng định nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ và có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Hội nghị đạt được những cam kết quan trọng như: 147 quốc gia đã đưa ra cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào giữa thế kỷ 21 này. 25 quốc gia khác và nhiều định chế tài chính Tuyên bố chung dừng sử dụng nguồn lực công hỗ trợ phát triển điện than phát CO2 ra khí quyển từ 2022… Ngoài ra, 22 quốc gia đã ký cam kết sản xuất 100% xe mới không phát thải cho thị trường chủ yếu từ năm 2035 và cho thị trường khác từ năm 2040. 140 quốc gia tham gia cam kết không khai thác gỗ từ rừng và bảo vệ rừng từ năm 2030. Hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm ít nhất 30% phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2020, đồng thời áp dụng kiểm kê khí methane theo cách thức tốt nhất; thực hiện kế hoạch quốc gia giảm phát thải methane, kiểm điểm hàng năm. Để hoàn tất Hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận, các quốc gia đã thông qua Gói Thỏa thuận Khí hậu Glasgow, hoàn thiện cơ bản Bộ Quy tắc hướng dẫn thi hành Thỏa thuận Paris đã được xây dựng từ năm 2016 đến nay và đã được thông qua một phần tại Hội nghị COP24 năm 2018 tại Ba Lan và Hội nghị COP25 năm 2019 tại Tây Ban Nha.Tuy mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng mức tài chính hỗ trợ cho hoạt động thích ứng, xử lý tổn thất và thiệt hại chưa được như mong muốn, nhưng có thể nói, Hội nghị COP26 đã thành công, khẳng định một xu thế mới là: hành động mạnh mẽ, cùng nhau thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức an toàn cho phát triển bền vững của hành tinh.
Tại Hội nghị, nhiều sáng kiến đã được công bố thu hút nhiều quốc gia tham gia, trong đó có các sáng kiến quan trọng như: Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu; tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; tuyên bố chấm dứt sản xuất phương tiện giao thông chạy xăng, dầu từ nay đến năm 2040… Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu. Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã đưa ra, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau năm 2025. Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được coi là cơ hội để đoàn kết cả thế giới trong nỗ lực thực hiện cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị đã đạt được thành công nhất định khi có nhiều nước ký cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với một loạt thỏa thuận riêng rẽ về loại bỏ các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường như than đá, chấm dứt các hoạt động đầu tư cho ngành nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm khí thải methane.../. Xem thêm:>>Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Bài 2: Cam kết với xu thế phát triển toàn cầu
>>Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Bài 3: Trung tâm của phát triển bền vững
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26
18:32' - 30/01/2022
Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị COP26 đánh dấu sự đột phá mô hình phát triển trên thế giới
17:49' - 07/12/2021
Chiều 7/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo công bố kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
-
Chứng khoán
Giá cổ phiếu các công ty khai thác than giảm sau COP26
08:13' - 16/11/2021
Các công ty khai thác than lớn là China Shenhua Energy và Yanzhou Coal chứng kiến giá cổ phiếu giảm tương ứng 1% và 4% tại sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc).
-
Phân tích - Dự báo
Hội nghị COP26: Những vướng mắc chưa thể giải quyết
06:30' - 16/11/2021
Các đại biểu đại diện cho 197 Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đến Glasgow với một nhiệm vụ “tra dầu các bánh răng” của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.