Hội nghị COP26: Những vướng mắc chưa thể giải quyết

06:30' - 16/11/2021
BNEWS Các đại biểu đại diện cho 197 Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đến Glasgow với một nhiệm vụ “tra dầu các bánh răng” của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Theo The Economist, vào chiều muộn ngày 13/11, khi các cuộc đàm phán về tuyên bố chung tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), sắp kéo dài gần 24 tiếng, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Frans Timmermans đã lên tiếng. 

Ông bày tỏ lo lắng về nguy cơ các đại diện “thiếu ngủ” của 197 Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) sẽ vấp ngã “trong vài trăm mét cuối cùng trước khi cán đích” và đề nghị các đồng nghiệp “hãy nghĩ về một người trong cuộc đời bạn... và nghĩ về người đó sẽ sống như thế nào nếu chúng ta không tiếp cận với (các quy định về giữ mức tăng) nhiệt độ ở 1,5°C ngày hôm nay”.

Nhiệm vụ “tra dầu các bánh răng” của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Lời khẩn cầu của ông Frans Timmermans dường như đã thành công trong việc ngăn chặn các cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài, trong đó không ai đạt được tất cả những gì họ muốn, và một số dường như không nhận đủ để đưa ra cam kết. Trong hàng loạt bài phát biểu diễn ra sau đó, đại đa số các nước chấp nhận thỏa hiệp ở một mức độ nào đó và tuyên bố ủng hộ điều mà giờ đây đã trở thành Hiệp ước Khí hậu Glasgow.

Các đại biểu đại diện cho 197 Bên tham gia UNFCCC đã đến Glasgow với một nhiệm vụ quan trọng hơn tất cả những nhiệm vụ khác, đó là “tra dầu các bánh răng” của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hoặc thậm chí có thể tái thiết kế hiệp định nhằm giữ cho nhiệt độ của thế giới chỉ ấm lên trong khoảng 1,5ºC so với nhiệt độ hồi giữa thế kỷ XIX. Mặc dù mục tiêu chính của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được đặt ra vào năm 2015, là giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2ºC, Thỏa thuận cũng cho thấy rằng các quốc gia nên theo đuổi nỗ lực để làm tốt hơn và giữ cho nhiệt độ nóng lên chỉ ở mức 1,5ºC.

Kể từ đó, giới hạn ấm lên 1,5ºC này có tầm quan trọng đối với các mục tiêu khí hậu. Điều này một phần là do báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) công bố vào năm 2018, trong đó nhấn mạnh biến đổi khí hậu vượt quá mức đó sẽ gây thiệt hại như thế nào. Một số quốc đảo cũng cho rằng, họ sẽ không thể sống sót trước sự gia tăng mực nước biển khi nhiệt độ tăng cao hơn nữa.

Việc đạt được giới hạn 1,5ºC luôn được hiểu là yêu cầu cắt giảm lượng khí thải lớn hơn nhiều so với mức giảm phát thải đã hứa trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) được đưa ra tại Paris vào năm 2015. Để bù đắp cho sự thiếu hụt , ít nhất về nguyên tắc, Thỏa thuận đã đặt ra một thời gian biểu mà theo đó các NDC đó sẽ được thống nhất 5 năm một lần. Đại dịch COVID-19 đã làm chậm tiến trình và do đó các NDC sửa đổi cuối cùng đã được đưa ra trong năm nay, như một phần của quá trình chuẩn bị cho Hội nghị COP26 diễn ra tại Glasgow.

Tuy nhiên, NDC mà các nước mới đệ trình không đủ để có thể đạt mục tiêu 1,5ºC. Các kịch bản mô hình được tiến hành tại Glasgow cho thấy với NDC này, có khoảng 68% khả năng là nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên từ 1,9°C-3°C, với giá trị trung bình là 2,4°C.

Nếu có nhiều quốc gia hơn cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) - nghĩa là các quốc gia không thải ra khí nhà kính nhiều hơn lượng khí thải ra khỏi bầu khí quyển - vào khoảng giữa hoặc ngay sau giữa thế kỷ này thì dự báo sẽ khả quan hơn, với phạm vi giảm xuống từ 1,5-2,6 °C. Tuy nhiên, hiện tại câu chuyện về net zero chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn đàm phán. 

Trung Quốc cho biết, nước này sẽ đảm bảo lượng khí thải đạt mức cao nhất trước năm 2030 và đạt mức ròng vào năm 2060, mặc dù thực tế rằng Trung Quốc vẫn sản xuất hơn 60% điện năng từ than đá. Nhiều quốc gia khác cũng chưa có kế hoạch chi tiết về net zero.Tuy nhiên, Hiệp ước Khí hậu Glasgow đã không mang lại tất cả những điều này. Các kế hoạch về quỹ chống Tổn thất và Thiệt hại đã bị cản trở bởi các nước giàu. Mỹ, với tư cách là nước phát thải tích lũy lớn nhất thế giới, đặc biệt lo lắng rằng những động thái như vậy có thể mở ra cánh cửa cho những khoản nợ khổng lồ.

Các nước nghèo không chỉ muốn được giúp đỡ trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi mà họ và phần còn lại của thế giới yêu cầu. Những nước này cũng muốn được đền bù cho những tác động mà biến đổi khí hậu đã và sẽ có trong tương lai. Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc đã vận động hành lang để có quỹ nhằm chi trả cho những Tổn thất và Thiệt hại như vậy.

Ấn Độ cho biết nước này cần 1 triệu USD trong thập kỷ tới nếu muốn cắt giảm khí thải carbon và tăng cường khả năng phục hồi hơn những gì họ đã làm. Các nước châu Phi yêu cầu 700 tỷ USD mỗi năm. V20, một nhóm được thành lập bởi 20 quốc gia dễ bị tổn thương vào năm 2015 và hiện có 48 thành viên, kêu gọi các quốc gia giàu có đạt mục tiêu đóng góp 100 tỷ USD hàng năm và lấp đầy khoảng trống còn lại từ những năm trước. Ngoài ra, các thị trường mới nổi khác cũng đặt mục tiêu hàng năm cao hơn sau năm 2025.

Tại Glasgow, một lời biện minh khác được đưa ra trước đó là các nước nên coi tiền mặt như một công cụ thiết yếu để chuyển đổi năng lượng, chứ không phải là một hình thức viện trợ. Nếu không có tiền viện trợ, các nước nghèo cho rằng họ không có phương tiện để khử carbon. 

Đã có một sự thay đổi dễ nhận thấy trong cách hùng biện của những quốc gia này. Trong COP những năm 2010, các nước nghèo định mức con số 100 tỷ USD một phần là thể hiện tình đoàn kết từ các nước giàu và một phần là viện trợ từ thiện. Có một lập luận khá hợp lý rằng các nước phương Tây đã trở nên giàu có bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch đang gây hại cho hành tinh. Điều này buộc họ phải thể hiện một trách nhiệm đặc biệt.

Năm 2009, các nước giàu hứa sẽ huy động 100 tỷ USD tài trợ khí hậu mỗi năm cho các nước nghèo vào năm 2020. Đến năm 2019, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dòng tiền hàng năm chỉ đạt 80 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây gián đoạn khi không có thống kê cập nhật được thống nhất, nhưng thật khó để tin rằng mục tiêu này đã được đáp ứng. Sự thiếu hụt so với cam kết là một điểm nhức nhối lớn đối tại hội nghị, được các nhà lãnh đạo của các nước nghèo và các nhà đàm phán của họ liên tục trích dẫn.

Nỗ lực thứ hai nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu của Hiệp định Paris tập trung vào tài chính và tạo điều kiện cho các dòng tiền mới - mặc dù không giống như các nước nghèo mong muốn và không có khoản nào được trả trước.

Một số nền kinh tế mới nổi lớn, đặc biệt là Ấn Độ, đã phản đối với lý do rằng họ đã làm tất cả những gì có thể. Tuy nhiên, đa số đều có quan điểm rằng việc xóa điều khoản này sẽ chôn vùi cơ hội giữ được mục tiêu 1,5°C. Văn bản không làm cho NDC được làm mới mỗi năm. Văn bản dự kiến các NDC mới sẽ đưa ra các vấn đề cụ thể cho các mục tiêu 2030 vào năm 2022 và sau đó là NDC cho các mục tiêu 2035 vào năm 2025. Nếu không có điều khoản đó mục tiêu 1,5°C sẽ không còn nữa.

Tuy nhiên, chưa cần đề cập đến tốc độ cần thiết để thực hiện, chỉ riêng việc các biện pháp này có hoạt động hay không vẫn còn phải xem xét. Lần đầu tiên xoay quanh các NDC, văn bản được thông qua trong phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị COP26, hiện đã trở thành Hiệp ước Glasgow, “yêu cầu” các Bên tham gia Hiệp định Paris tăng cường cam kết của họ vào năm 2022 thay vì vào giữa thập kỷ.

Để duy trì mục tiêu 1,5ºC tồn tại, Vương quốc Anh, quốc gia chủ trì Hội nghị COP26, cho biết quá trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cần được tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa. Hội nghị COP26 tại Glasgow đưa ra ba cách thức có thể đẩy nhanh tiến độ, đó là bằng cách thay đổi thời gian biểu, bằng cách điều chỉnh các thỏa thuận tài chính và bằng cách tăng cường hơn nữa sự phối hợp đa phương. 

Những vướng mắc chưa thể giải quyết

 

Để duy trì mục tiêu 1,5ºC tồn tại, Vương quốc Anh, quốc gia chủ trì Hội nghị COP26, cho biết quá trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cần được tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa. Hội nghị COP26 tại Glasgow đưa ra ba cách thức có thể đẩy nhanh tiến độ, đó là bằng cách thay đổi thời gian biểu, bằng cách điều chỉnh các thỏa thuận tài chính và bằng cách tăng cường hơn nữa sự phối hợp đa phương. 

Tuy nhiên, chưa cần đề cập đến tốc độ cần thiết để thực hiện, chỉ riêng việc các biện pháp này có hoạt động hay không vẫn còn phải xem xét. Lần đầu tiên xoay quanh các NDC, văn bản được thông qua trong phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị COP26, hiện đã trở thành Hiệp ước Glasgow, “yêu cầu” các Bên tham gia Hiệp định Paris tăng cường cam kết của họ vào năm 2022 thay vì vào giữa thập kỷ.

Một số nền kinh tế mới nổi lớn, đặc biệt là Ấn Độ, đã phản đối với lý do rằng họ đã làm tất cả những gì có thể. Tuy nhiên, đa số đều có quan điểm rằng việc xóa điều khoản này sẽ chôn vùi cơ hội giữ được mục tiêu 1,5°C. Văn bản không làm cho NDC được làm mới mỗi năm. Văn bản dự kiến các NDC mới sẽ đưa ra các vấn đề cụ thể cho các mục tiêu 2030 vào năm 2022 và sau đó là NDC cho các mục tiêu 2035 vào năm 2025. Nếu không có điều khoản đó mục tiêu 1,5°C sẽ không còn nữa.

Nỗ lực thứ hai nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu của Hiệp định Paris tập trung vào tài chính và tạo điều kiện cho các dòng tiền mới - mặc dù không giống như các nước nghèo mong muốn và không có khoản nào được trả trước.

Năm 2009, các nước giàu hứa sẽ huy động 100 tỷ USD tài trợ khí hậu mỗi năm cho các nước nghèo vào năm 2020. Đến năm 2019, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dòng tiền hàng năm chỉ đạt 80 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây gián đoạn khi không có thống kê cập nhật được thống nhất, nhưng thật khó để tin rằng mục tiêu này đã được đáp ứng. Sự thiếu hụt so với cam kết là một điểm nhức nhối lớn đối tại Hội nghị, được các nhà lãnh đạo của các nước nghèo và các nhà đàm phán của họ liên tục trích dẫn.

Đã có một sự thay đổi dễ nhận thấy trong cách hùng biện của những quốc gia này. Trong COP những năm 2010, các nước nghèo định mức con số 100 tỷ USD một phần là thể hiện tình đoàn kết từ các nước giàu và một phần là viện trợ từ thiện. Có một lập luận khá hợp lý rằng các nước phương Tây đã trở nên giàu có bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch đang gây hại cho hành tinh. Điều này buộc họ phải thể hiện một trách nhiệm đặc biệt.

Tại Glasgow, một lời biện minh khác được đưa ra trước đó là các nước nên coi tiền mặt như một công cụ thiết yếu để chuyển đổi năng lượng, chứ không phải là một hình thức viện trợ. Nếu không có tiền viện trợ, các nước nghèo cho rằng họ không có phương tiện để khử carbon. 

Ấn Độ cho biết nước này cần 1 triệu USD trong thập kỷ tới nếu muốn cắt giảm khí thải carbon và tăng cường khả năng phục hồi hơn những gì họ đã làm. Các nước châu Phi yêu cầu 700 tỷ USD mỗi năm. V20, một nhóm được thành lập bởi 20 quốc gia dễ bị tổn thương vào năm 2015 và hiện có 48 thành viên, kêu gọi các quốc gia giàu có đạt mục tiêu đóng góp 100 tỷ USD hàng năm và lấp đầy khoảng trống còn lại từ những năm trước. Ngoài ra, các thị trường mới nổi khác cũng đặt mục tiêu hàng năm cao hơn sau năm 2025.

Các nước nghèo không chỉ muốn được giúp đỡ trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi mà họ và phần còn lại của thế giới yêu cầu. Những nước này cũng muốn được đền bù cho những tác động mà biến đổi khí hậu đã và sẽ có trong tương lai. Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc đã vận động hành lang để có quỹ nhằm chi trả cho những Tổn thất và Thiệt hại như vậy.

Tuy nhiên, Hiệp ước Khí hậu Glasgow đã không mang lại tất cả những điều này. Các kế hoạch về quỹ chống Tổn thất và Thiệt hại đã bị cản trở bởi các nước giàu. Mỹ, với tư cách là nước phát thải tích lũy lớn nhất thế giới, đặc biệt lo lắng rằng những động thái như vậy có thể mở ra cánh cửa cho những khoản nợ khổng lồ. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã thể hiện sự đồng thuận trong một số vấn đề ở Glasgow và đang cố gắng trấn an thế giới rằng khí hậu là ưu tiên có thể thay thế nhiều khác biệt giữa hai nước, nhưng đây không phải là một trong những vấn đề mà họ hướng đến để giải quyết.

Các quốc gia giàu có khác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU), thâm chí đẩy lùi cả việc bù đắp khoản thiếu hụt trong cam kết 100 tỷ USD vào năm 2020 (với lý do là chưa có dữ liệu cập nhật) và đồng ý với một con số mới sau năm 2025 (trên cơ sở rằng cần phải thảo luận thêm). Thay vào đó, các kế hoạch đã được đưa ra để thảo luận thêm về quỹ hỗ trợ tổn thất và thỏa thuận tài chính khí hậu sau năm 2025 đầy tham vọng hơn.

Một lĩnh vực mà các nước nghèo giành được một số nhượng bộ là xoay quanh vấn đề tài chính để thích ứng với khí hậu, chẳng hạn như xây dựng các đê bao chắn sóng biển. Trong Hiệp định Paris, các nước giàu đã hứa sẽ tài trợ cho việc Giảm thiểu và Thích ứng với các biện pháp gần như ngang nhau, tuy nhiên chỉ 1/4 trong số 80 tỷ USD huy động được vào năm 2019 đã được chuyển sang Thích ứng. Trong thỏa thuận Glasgow, các nước giàu cam kết sẽ tăng ít nhất gấp đôi số tiền được đưa ra cho Thích ứng vào năm 2025. Điều đó đã được các nước tiếp nhận hoan nghênh. Nhưng bản thân động thái này không thể đưa thế giới đến gần mục tiêu 1,5ºC.

Glasgow cũng đã thử nghiệm các mô hình mới để cung cấp tài chính cho quá trình khử cacbon ở các nước nghèo. Ví dụ, Mỹ, Anh, EU, Pháp và Đức đã đồng ý huy động 8,5 tỷ USD trong 3-5 năm tới cho Nam Phi. Đổi lại, Nam Phi đã đồng ý loại bỏ ngành điện phụ thuộc vào than trong khi bảo vệ sinh kế của khoảng 100.000 người làm việc trong ngành này. Tiến độ của phương pháp này sẽ được theo dõi trong năm tới. Nếu kết quả đầy hứa hẹn, những người đề xuất hy vọng nó có thể là khuôn mẫu cho các quốc gia khác.

Các thỏa thuận kiểu này đại diện cho cách thức thứ ba về quá trình tăng cường thúc đẩy đa phương được thực hiện tại Glasgow, với sự nhấn mạnh nhiều hơn, được phối hợp bởi Anh trong vai trò Chủ tịch, đối với các động thái bên ngoài tiến trình của Liên hợp quốc bởi “các liên minh sẵn sàng”. Đây là các nhóm quốc gia, công ty và thành phố kết hợp với nhau, đưa ra các mục tiêu khí hậu của riêng họ dựa trên hành động trong các lĩnh vực cụ thể. 

Các thỏa thuận đáng chú ý được các nhóm này công bố ở Glasgow bao gồm một thỏa thuận về loại bỏ dần điện than, thỏa thuận về giảm phát thải khí mêtan, một thỏa thuận về xanh hóa ngành dịch vụ tài chính và một về chấm dứt nạn phá rừng. Một số quốc gia và công ty lớn đã tham gia vào tất cả các thỏa thuận. Điều này tạo ấn tượng rằng COP26 đang hoàn thành được nhiều việc. Tuy nhiên một số quốc gia lớn đã vắng mặt, chẳng hạn như cam kết về than đá không bao gồm 5 quốc gia tiêu thụ sản phẩm lớn nhất thế giới. Các quá trình đa phương này cũng không bắt buộc các quốc gia nhất thiết phải cung cấp trách nhiệm giải trình.

Hãy xem xét lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, để có cơ hội giữ mức 1,5ºC, lượng khí thải cần giảm gần bằng một nửa so với năm 2010, nghĩa là lượng khí thải giảm hàng năm tương đương từ 23 đến 27 tỷ tấn CO2. Tuy nhiên, việc giảm phát thải được hứa hẹn trong NDC mới sẽ giúp thu hẹp khoảng cách đó chỉ khoảng 4 tỷ tấn. Đó là lý do tại sao quá trình thống kê số lượng được thực hiện ở Glasgow cho thấy lượng khí thải theo cam kết hiện nay khiến thế giới phải đối mặt với tình trạng ấm lên trung bình là 2,4°C.

Mặc dù vậy, các liên minh mới có thể làm giảm mức nóng lên của Trái Đất trong tương lai. Các tính toán được thực hiện sau các thông báo khác nhau của Glasgow cho thấy những lợi ích bổ sung có thể mang lại từ các cam kết của lĩnh vực mới. Mặc dù điều này vẫn để lại các câu hỏi về khả năng mức 1,5ºC cần, nhưng các liên minh có thể cho thấy nỗ lực nhằm mang lại kết quả tốt đẹp hơn so với những gì NDC một mình có thể cung cấp. 

Có thể là các liên minh của những quốc gia sẵn sàng có thể tăng cường đóng góp hơn nữa. Chẳng hạn, thỏa thuận giảm phát thải khí mêtan có thể có tham vọng hơn đáng kể. Và việc đưa các hành động được nêu trong các thỏa thuận này vào NDC của COP27 trong năm tới đối với các quốc gia liên quan sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn. 

Trong các cuộc hội đàm tại COP26, cũng có một số tiến triển khiêm tốn khác đã đạt được. Một phần khác của Thỏa thuận Paris, nhằm điều chỉnh cách các quốc gia có thể mua và bán các khoản bù đắp, đã được hoàn thiện sau nhiều năm tranh cãi. Các quy tắc đã đóng lại những kẽ hở tồi tệ nhất. 

Cho đến cuối ngày 13/11, Hội nghị dường như đã kêu gọi loại bỏ than đá - một cam kết lớn và cụ thể về nhiên liệu và mặc dù không ràng buộc, nhưng cam kết này được coi là mang tính biểu tượng cao. Tuy nhiên, trong một cuộc can thiệp vào phút cuối, Ấn Độ đã thay đổi từ ngữ để giờ đây thỏa thuận chỉ nói về việc “cắt giảm dần” than đá. Đây là một sự can thiệp có vai trò quyết định, làm xấu đi tâm trạng khi Hội nghị khép lại.

Thật khó để rời khỏi một cuộc họp mà những thay đổi bằng lời nói nhỏ nhặt như vậy lại rất quan trọng. Thậm chí còn khó tin hơn rằng những điều này sẽ có thể tạo ra một thế giới cắt giảm mạnh hơn lượng khí thải vào năm 2030 so với kế hoạch hiện nay, ngay cả khi các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng trở nên phổ biến, nhấn mạnh sự cần thiết phải làm như vậy. Về mặt này, khó có thể nói rằng mục tiểu 1,5ºC là còn khả thi - trừ khi có các dự án khổng lồ nhằm hút carbon đã phát thải trở lại bầu khí quyển trong nhiều thập kỷ tới./.

 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục