Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông
Chiều 7/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, liên quan đến thông tin Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn một số đảo ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định:
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, việc thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế như được phản ánh trong các văn kiện của ASEAN, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt việc quân sự hóa, không có hành động gây căng thẳng ở khu vực, duy trì điều kiện thuận lợi, tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán, sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982", Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu rõ. Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận trên Biển Đông từ ngày 19/3-9/4, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định: "Lập trường của Việt Nam về việc này đã được nêu rõ vào ngày 7/3/2022. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kiềm chế và không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông. Phía Việt Nam đã tiếp tục giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này". Về đề xuất hợp tác tuần tra chung trên biển, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Với mong muốn đó, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã hợp tác tuần tra chung với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và có hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển và các hoạt động tội phạm kinh tế./.>>>Nhật Bản ủng hộ một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông
- Từ khóa :
- Việt Nam
- Trung Quốc
- quân sự hóa ở Biển Đông
- biển đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán về vấn đề Biển Đông
21:52' - 14/01/2022
Việt Nam một lần nữa đề nghị các Bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông...
-
Ý kiến và Bình luận
EU ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế
10:21' - 22/11/2021
Ngày 21/11, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Đài Loan (Trung Quốc) chấm dứt các hoạt động trái phép trên Biển Đông
17:29' - 18/11/2021
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54'
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47'
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
18:08'
Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 28 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
17:44'
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết tháng 6/2025
17:05'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 28/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2024
17:03'
Kết thúc tháng 11/2024, tỉnh Bình Dương ghi nhận những thành tích nổi bật trong thu ngân sách nhà nước, với tổng thu vượt chỉ tiêu do Bộ Tài chính giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành nuôi biển
16:17'
Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi biển công nghiệp, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo sự bền vững, việc đào tạo nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.