Vietnam Report: 5 chiến lược cần ưu tiên trong chuyển đổi
Theo Vietnam Report, rất đông doanh nghiệp và các chuyên gia đều có chung nhận định, dịch COVID-19 là cơ hội hàng đầu, đã thúc đẩy sự vượt trội của ngành công nghệ tăng trưởng trong năm 2021 so với năm 2020. Khi đại dịch lắng xuống, xu hướng này đương nhiêu trở thành tất yếu trong năm 2022.
Công ty này đã chỉ ra Top 5 chiến lược cần ưu tiên trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp công nghệ. Đó sẽ là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh so với những đối thủ công nghệ khác, tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Điểm nổi bật trong chiến lược của phần lớn doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông trong năm nay chính là sự nhìn nhận nghiêm túc hơn với việc nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông. Hơn 56% số doanh nghiệp và chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report nhận định đây là điều mà ngành công nghệ thông tin và viễn thông cần chú trọng ưu tiên trong năm 2022, gấp hơn 2 lần so với mức 26,3% trong năm 2020. Theo nhận định của Vietnam Report, uy tín là một trong những tài sản vô hình quý giá của mỗi doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp trong công chúng cũng như quyết định của nhà đầu tư và các bên liên quan.Do vậy, nâng cao uy tín doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu gắn liền với lợi ích kinh tế của chính các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh cuộc chạy đua trên hành trình chuyển đổi số ngày một khốc liệt và gay gắt
Tại Việt Nam, trước khi đại dịch xuất hiện, chuyển đổi số đã diễn ra tại hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, giao thông, du lịch... giúp mở ra thị trường khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Tuy nhiên, tốc độ triển khai chưa cao nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến cho nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ, buộc phải dùng đến các nền tảng trực tuyến, các phần mềm hỗ trợ công tác truy vết y tế… Dịch COVID-19 được xem như cú hích thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Trên thực tế, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua việc phổ cập ứng dụng các nền tảng số tại Việt Nam. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report đều nhận định, đây chính là một trong ba động lực chính để phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong vài năm tới đây. Thêm nữa, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ tại Việt Nam cũng ở mức cao so với thế giới, nên đây cũng là một trong những cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số từ nay tới năm 2025. Tuy nhiên, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report đã chỉ ra một số thách thức đối với ngành công nghệ thông tin trong bối cảnh hiện nay. Đó là thủ tục hành chính phức tạp, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ còn nhiều giới hạn. Cụ thể, trong 3 năm tới, tốc độ phát triển nhanh của công nghệ số sẽ tạo ra các loại hình dịch vụ mới trong công nghệ, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới trong doanh nghiệp. Lúc này hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đương nhiên sẽ bộc lộ những điểm không phù hợp, khó đi vào cuộc sống và gây cản trở trong việc thực thi. Điều này sẽ tạo nên những bất cập, khó khăn cho các doanh nghiệp. Chuyển đổi số được coi là động lực của đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) sản phẩm công nghệ tại Việt Nam còn bị giới hạn và doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động tiếp cận vốn đầu tư. Thực tế, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ tại Việt Nam ở cả khu vực Nhà nước và tư nhân chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore, Malaysia và Thái Lan... Tuy nhiên, gần đây, cũng đã thấy rõ sự cải thiện trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho công nghệ. Nếu, 33,3% doanh nghiệp coi đây là khó khăn hàng đầu vào năm 2020 thì sang năm 2021, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 23,5% và 16,7% vào năm 2022./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhà sản xuất chip Nvidia có thể là “vị vua mới” trong ngành công nghệ
09:02' - 30/03/2022
Nhà phân tích C.J. Muse của công ty tư vấn Evercore ISI (Mỹ), nhận định bên cạnh Apple và Google, nhà sản xuất chip đồ họa lớn nhất thế giới Nvidia có thể là “vị vua mới” trong ngành công nghệ.
-
Công nghệ
MWC 2022 - Tín hiệu về quyết tâm phục hồi của ngành công nghệ
09:59' - 04/03/2022
Tại Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) 2022, các doanh nghiệp và khách tham quan đều vui mừng được trở lại Tây Ban Nha tham dự sự kiện thể hiện quyết tâm phục hồi của ngành công nghệ.
-
Chuyển động DN
Vietnam Post lọt top 10 thương hiệu mạnh ngành công nghệ-dịch vụ số Việt Nam
18:52' - 12/10/2021
Với sự nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19, chủ động đổi mới, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao và đưa nền tảng số vào vận hành sản xuất, Vietnam Post lọt top 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020-2021.
-
Kinh tế Thế giới
"Chảy máu chất xám" trong ngành công nghệ Trung Quốc
06:30' - 09/06/2021
Trung Quốc là cường quốc đang lên về công nghệ nhưng lại gặp vấn đề chảy máu chất xám mạnh nhất trong thập kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Cần Thơ: Số hóa, xây dựng dữ liệu người hiến máu tiêu biểu
13:30'
Hiến máu tình nguyện từ một phong trào đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, ngành và trách nhiệm của toàn xã hội.
-
Công nghệ
Đắk Lắk: Phổ cập tri thức và kỹ năng số cho người dân
07:30'
Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình “Đắk Lắk số” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 102 xã, phường trên toàn tỉnh.
-
Công nghệ
Dấu mốc mới trong hành trình chuyển đổi năng lượng của quốc gia Đông Nam Á
15:20' - 19/07/2025
Malaysia đã có dấu mốc trong nỗ lực chuyển đổi năng lượng sạch khi ra mắt HyPEReactor – máy phát điện bằng hydro đầu tiên (solid-state hydrogen reactor) tại khu định cư ở Pos Tibang, bang Perak.
-
Công nghệ
Cà Mau: Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã
13:30' - 19/07/2025
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau ước tính hiện có khoảng gần 40% hợp tác xã đảm bảo điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cấu hình phù hợp để áp dụng phần mềm quản lý dữ liệu.
-
Công nghệ
Ươm mầm khởi nghiệp thời số hóa tại Đà Nẵng
12:53' - 19/07/2025
Sáng 19/7, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) tổ chức Lễ khai giảng Chương trình Ươm tạo Tương tác FINC+ 2025; Chương trình được chủ trì và tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.
-
Công nghệ
Phong trào “Bình dân học vụ số” lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên
07:30' - 19/07/2025
Tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Mường Thanh (tỉnh Điện Biên), các bạn đoàn viên, thanh niên và đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn người dân tích hợp các chức năng trên ứng dụng VNeID.
-
Công nghệ
GM không đứng ngoài cuộc trong kỷ nguyên AI
14:10' - 18/07/2025
Công ty sản xuất ô tô General Motors (GM) hợp tác với doanh nghiệp tái chế pin và sản xuất vật liệu pin Redwood Materials để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33' - 18/07/2025
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.