Vịnh Hạ Long - Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới thuộc 2 địa phương
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Vào hồi 17 giờ 39 phút giờ địa phương (tức 21 giờ 39 phút ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam), tại Thủ đô Riyadh nước Cộng hòa Ả-rập Xê-út, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận di sản thế giới, bởi nơi đây có các khu vực với vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ; đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với đặc điểm karst liên quan như các mái vòm, hang động.Cảnh trí ngoạn mục không bị tác động của các đảo có thảm thực vật che phủ, hồ nước mặn, đỉnh nhọn núi đá vôi với những vách dựng đứng nhô lên trên biển. Với 1.133 hòn đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ (775 đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long và 358 đảo đá vôi thuộc Quần đảo Cá Bà) được bao phủ bởi thảm thực vật phong phú trên mặt nước lấp lánh màu ngọc bích, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà hiện lên như một bàn cờ bằng đá quý; nước non trùng điệp, thanh bình; những bãi cát trắng mịn, tinh khôi.
Với sự giao thoa của núi rừng và biển đảo, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà có mức độ đa dạng cao của châu Á khi sở hữu 7 hệ sinh thái biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới liền kề, kế tiếp nhau phát triển. Đó là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh; hệ sinh thái hang động; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái bãi triều; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái đáy mềm; hệ sinh thái hồ nước mặn. Các hệ sinh thái này đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học vẫn đang tiến hóa và phát triển, thể hiện qua sự đa dạng của các quần xã động thực vật. Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà còn là môi trường sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 17.000ha cùng các hệ sinh thái đa dạng, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là điểm cư ngụ của 4.910 loài động thực vật trên cạn và dưới biển, trong số này có tới 198 loài thuộc Danh mục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), 51 loài đặc hữu.Diện tích rừng nguyên sinh khoảng 1.045,2 ha trên đảo Cát Bà là một trong những nhân tố quan trọng làm nên giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của di sản. Đặc biệt, Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất và được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Đến nay, còn khoảng 60-70 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà, không còn nơi nào khác trên thế giới xuất hiện loài này...
Vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000 theo tiêu chí (vii) và tiêu chí (viii). Năm 2013, hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học và hệ sinh thái (tiêu chí ix và x) được gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới.Sau quá trình thẩm định, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã dự thảo Quyết định số WHC-14/38.COM/INF.8B để Ủy ban Di sản Thế giới thông qua tại Kỳ họp lần thứ 38 ở Qatar năm 2014, trong đó khuyến nghị: "Quốc gia thành viên xem xét khả năng đề xuất nối dài với Vịnh Hạ Long, theo các tiêu chí (vii) và (viii) và có thể là tiêu chí (x), để gộp cả Quần đảo Cát Bà". Kể từ đó tới nay, việc triển khai các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu lập hồ sơ đề cử di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được tiếp tục đẩy mạnh.
Tháng 9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép thành phố Hải Phòng chủ trì, phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng hồ sơ mở rộng Vịnh Hạ Long sang Quần đảo Cát Bà để trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt gửi tới UNESCO với sự hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo nội dung khuyến nghị của các cơ quan quốc tế. Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra tại Thủ đô Riyadh lần này, đoàn Việt Nam do bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Ủy viên thường trực Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia làm trưởng đoàn. Cùng dự còn có Đại sứ Lê Thị Hồng Vân - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO tại Pháp, đại diện Ban Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao; đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Phía Việt Nam đã làm việc với các cơ quan chuyên môn, 21 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới để cung cấp thông tin, giải trình, làm rõ, bày tỏ quan điểm, cam kết về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản sau khi được ghi vào danh mục Di sản Thế giới. Các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế và quốc gia thành viên Ủy ban Di sản Thế giới đều đánh giá cao giá trị di sản, ủng hộ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới, đồng thời mong muốn được đến tham quan di sản trong thời gian tới.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Từ mạch nguồn di sản đến sản phẩm du lịch: * Bài 1: Bảo tồn và phát triển
08:40' - 02/09/2023
Đông Nam Bộ - vùng phát triển kinh tế năng động của cả nước đồng thời cũng là nơi hội tụ nhiều sắc màu văn hóa, các di sản văn hóa đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế.
-
Đời sống
Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội
10:18' - 01/09/2023
Hơn 100 người là cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, nhân dân Thủ đô, bạn bè trong nước và quốc tế đã mặc trang phục áo dài tham gia chương trình "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội".
-
Kinh tế tổng hợp
UNESCO khuyến nghị đưa thành phố Venice vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa
19:12' - 01/08/2023
Ngày 31/7, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị đưa thành phố Venice của Italy vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nước hồ Trị An đổi màu do tảo xanh lan rộng
16:06' - 16/07/2025
Hơn 3 tháng qua, mặt nước hồ Trị An thuộc khu vực ấp Bến Nôm, xã Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xuất hiện hiện tượng nước đổi màu, mặt nước chuyển sang màu xanh đậm, có lớp màng mỏng như rêu.
-
Đời sống
Cần Thơ dựng xây tuổi trẻ giàu tinh thần cộng đồng
16:05' - 16/07/2025
Theo Thành đoàn Cần Thơ, chương trình Khám, phát thuốc cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và đồng hành cùng học sinh đến trường là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
-
Đời sống
Từ thôn Kiều Thần đến Đại học Ngoại thương: Hành trình của nữ thủ khoa khối A00
15:55' - 16/07/2025
Em Nguyễn Diệu Linh, lớp 12A1, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (tỉnh Hưng Yên) khi biết mình trở thành một trong 8 thủ khoa khối A00 của cả nước với ba điểm 10 tuyệt đối.
-
Đời sống
TPHCM dự kiến tuyển sinh lớp 10 công lập bằng cả thi tuyển và xét tuyển
15:10' - 16/07/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đang xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2026-2027, dự kiến kết hợp hai hình thức xét tuyển và thi tuyển.
-
Đời sống
Hà Nội: Đảm bảo an toàn y tế phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước
12:46' - 16/07/2025
Để chuẩn bị cho các hoạt động trong dịp 2/9, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn y tế phục vụ các sự kiện.
-
Đời sống
Cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc về hóa đơn tiền điện tăng cao
12:18' - 16/07/2025
Giữa cao điểm nắng nóng, một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội xuyên tạc hóa đơn tiền điện tăng. Trong khi đó, ngành điện căng mình giữ đường dây nóng phục vụ khách hàng.
-
Đời sống
Ngôi làng Thụy Sĩ bất ngờ "hút" khách nhờ một cảnh quay nổi tiếng
10:39' - 16/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, kể từ sau khi bộ phim phát sóng trên Netflix năm 2019, Iseltwald nhanh chóng trở thành địa điểm check-in phổ biến với người hâm mộ phim Hàn.
-
Đời sống
Bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025
10:31' - 16/07/2025
Ngay sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, bắt đầu từ hôm nay (ngày 16/7) đến 17 giờ ngày 28/7, thí sinh sẽ đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/7
05:00' - 16/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 16/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.