Vốn đầu tư sụt giảm, nhiều “kỳ lân” công nghệ Trung Quốc rơi vào “thế bí”

05:30' - 17/02/2024
BNEWS Các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm đám mây của Trung Quốc đang phải "gồng mình" trước gánh nặng từ sự sụt giảm, được cho là mạnh nhất trong 10 năm qua, trong lĩnh vực đầu tư vốn mạo hiểm (VC).

 

Theo mạng caixin.com, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đám mây của Trung Quốc đã phải gấp rút giảm giá bán sản phẩm hoặc cắt giảm chi phí để vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay.

Làn sóng phát triển của các "kỳ lân" công nghệ Trung Quốc

ITjuzi, nhà cung cấp dữ liệu trong nước Trung Quốc về các công ty công nghệ và đầu tư, đưa tin 13 “kỳ lân” SaaS (Software as a service) hiện tại của Trung Quốc - các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ USD - chỉ huy động được 495 triệu nhân dân tệ (69 triệu USD) từ các nhà đầu tư trong năm 2023. Đây là số vốn thấp nhất kể từ năm 2014. Số tiền này được cho là hết sức mờ nhạt so với mức đỉnh 9,3 tỷ nhân dân tệ mà họ huy động được vào năm 2021, khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số.

SaaS là một mô hình phân phối phần mềm cho phép khách hàng sử dụng các ứng dụng dựa trên công nghệ lưu trữ đám mây, như email và các công cụ văn phòng qua Internet, thường là trên cơ sở đăng ký gói thuê bao dịch vụ. Các nhà đầu tư đã bị thu hút bởi SaaS khi mô hình này ngày càng trở nên phổ biến, nhờ những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng doanh nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp hàng đầu. Các công ty như Salesforce Inc. có trụ sở tại Mỹ và Adobe Inc. đã viết nên những câu chuyện thành công hấp dẫn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phần mềm đám mây.

Sau khi Salesforce báo cáo doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ USD vào năm 2018, đạt được cột mốc đó nhanh hơn bất kỳ công ty cùng ngành nào, luồng đầu tư mạo hiểm đã tràn vào thị trường SaaS của Trung Quốc, với sự kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng kết quả sẽ nhân rộng giống như của Salesforce với các công ty Trung Quốc. Năm 2019, 13 kỳ lân SaaS nói trên của Trung Quốc đã huy động được hơn 5,2 tỷ nhân dân tệ từ các nhà đầu tư, mức nhiều thứ hai kể từ năm 2012, năm đầu tiên mà các giao dịch tài trợ của họ có thể được theo dõi, theo dữ liệu do ITjuzi cung cấp.

Tuy nhiên, bất chấp nhiều năm đầu tư mạnh mẽ, Trung Quốc vẫn chưa có một công ty SaaS nào có thể so sánh với Salesforce về quy mô thị trường và vị thế, khiến các niềm tin của các nhà đầu tư dần bị suy yếu. Do đó, các công ty khởi nghiệp SaaS đã chứng kiến sự thu hẹp nghiêm trọng trong định giá thị trường và ngày càng nhiều nghi ngờ về triển vọng tương lai của họ.

Nhiều câu hỏi cũng đã được đặt ra về việc liệu Trung Quốc có cần SaaS hay không. Theo một giám đốc điều hành từ một công ty Internet của Trung Quốc, những ví dụ thành công ở nước ngoài có thể không hiệu quả ở Trung Quốc do sự khác biệt trong môi trường kinh doanh và văn hóa.

Ví dụ, nhiều công ty SaaS của Mỹ có các tập đoàn đa quốc gia là khách hàng chính của họ, những người dễ tiếp nhận các sản phẩm phần mềm nhẹ, được tiêu chuẩn hóa, nhưng đó không phải là trường hợp ở Trung Quốc, vị giám đốc điều hành này cho biết.

Ngoài ra, có một sự thiếu sẵn sàng trả tiền cho phần mềm ở thị trường Trung Quốc. Ông lưu ý rằng hầu hết các khách hàng lớn của Trung Quốc là các doanh nghiệp nhà nước thích mua phần cứng và yêu cầu các sản phẩm tùy chỉnh khó sao chép cho người khác, trong khi các khách hàng nhỏ hơn phải vật lộn để mua các dịch vụ dài hạn.

Xu hướng giảm đầu tư

Khi các nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về những thách thức đó, nhiều người trước đây muốn bỏ tiền vào thị trường SaaS của Trung Quốc đã quay lưng lại. Điều này dẫn đến một số công ty khởi nghiệp Trung Quốc thiếu tiền mặt và trong một vài trường hợp các công ty gần như phải đóng cửa.

Một doanh nhân SaaS cho biết, công ty khởi nghiệp của ông đang trải qua khoảng thời gian khó khăn kể từ năm 2022. Công ty đã phải cắt giảm lực lượng lao động, giảm phúc lợi nhân viên và tăng tốc độ phân phối dự án như một phần trong nỗ lực để có thể "đủ sức tồn tại".

"Một công ty càng được các nhà đầu tư tìm kiếm nhiều thì bây giờ càng tồi tệ hơn", một nhà đầu tư cho biết, trích dẫn ví dụ về các nhà cung cấp SaaS tập trung vào phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng xã hội (SCRM) giúp các công ty quản lý mối quan hệ với khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội. Theo nhà đầu tư nói trên, phân khúc này đã được mở rộng nhanh chóng với sự bùng nổ về doanh số bán hàng phát trực tiếp và thương mại điện tử vào khoảng năm 2021, nhưng các công ty hiện đang sa thải từ 20% đến 30% lực lượng lao động của họ.

Một nhà đầu tư khác cho biết, một số công ty SaaS mà quỹ đầu tư của ông đã rót vốn từ năm 2019 đến năm 2020 hiện sa thải gần một nửa số nhân viên của họ, đồng thời cảnh báo rằng tất cả họ có thể sẽ bị các công ty lớn hơn mua lại.

"Bây giờ mọi người nghĩ rằng họ sẽ không thể huy động vốn trong tương lai, vì vậy họ đang hoảng loạn", người sáng lập một công ty khởi nghiệp SCRM cho biết khi giải thích lý do đã thúc đẩy việc sa thải mạnh mẽ trong các công ty SaaS.

Trong khi đó, các nhà cung cấp SaaS đang giảm giá để duy trì tính cạnh tranh và giành thị phần từ các đối thủ nước ngoài. "Tôi đã chuẩn bị trả 1 triệu nhân dân tệ cho một gói phần mềm, nhưng một ‘nhà cung cấp SaaS’ báo giá cho tôi 30.000 nhân dân tệ và một người khác báo giá 100.000 nhân dân tệ", Giám đốc thông tin (CIO) của một công ty Internet lớn Trung Quốc nói với Caixin.

Vì ngành công nghiệp SaaS của Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và có ít sản phẩm trưởng thành hơn so với thị trường nước ngoài, người mua tiềm năng có xu hướng sử dụng các sản phẩm nước ngoài đắt tiền hơn làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, giảm giá mạnh không nhất thiết có nghĩa là khách hàng sẽ ở lại.

Một nhân viên tại WeCom, một công cụ truyền thông và văn phòng của công ty được phát triển bởi Tencent Holdings Ltd., cho biết một số công ty khởi nghiệp SaaS của Trung Quốc ban đầu cung cấp sản phẩm của họ cho khách hàng miễn phí hoặc với giá thấp. Tuy nhiên, rất ít khách hàng sẵn sàng gia hạn đăng ký của họ khi giá tăng trở lại, khiến các công ty này khó tiếp tục kinh doanh hoặc tập trung vào việc phát triển các dịch vụ riêng biệt, đồng thời buộc họ phải tăng gấp đôi cuộc chiến giá cả.

Thay vì tham gia một cuộc chiến giá cả, lối thoát cho các công ty SaaS của Trung Quốc là cải thiện mô hình kinh doanh để đảm bảo lợi nhuận năm đầu tiên từ khách hàng mới, ít nhất có thể đủ để trang trải chi phí mua lại của họ, ông Yang Jiongwei, người sáng lập công ty SCRM Shanghai Weiling Information Technology Co. Ltd., cho biết.

Cùng quan điểm trên, ông Cai Xiao'ou, Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của gã khổng lồ gọi xe Didi Global Inc., nhấn mạnh: "Hiện là cơ hội để điều chỉnh mô hình để khi điều kiện tài chính được cải thiện, các công ty có thể nắm bắt cơ hội để mở rộng". 

Với suy nghĩ cho rằng nhu cầu về SaaS giữa các công ty lớn và vừa vẫn ở mức cao, ông Xiao’ou khuyến nghị các công ty khởi nghiệp cần hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng lớn và đặt giá cho phù hợp.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục