Vòng tái đàm phán thứ 6 đóng vai trò quyết định tương lai của NAFTA
Với những vấn đề được cho là “gai góc” nhất được đặt lên bàn thương thảo, vòng tái đàm phán thứ 6 về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra tại Montreal (Canada) là vòng đàm phán đặc biệt sẽ quyết định tương lai của hiệp định đã tồn tại 24 năm qua.
Đánh giá trên được Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildelfonso Guajardo và Bộ trưởng Các vấn đề đối ngoại Canada Chrystia Freeland đưa ra tại một cuộc họp song phương trong khuôn khổ vòng đàm phán lần này. Đồng thời, hai quan chức đều nhận định quá trình đàm phán sẽ rất “căng thẳng”. Tỷ lệ nội địa hóa khu vực đối với ngành công nghiệp ô tô, điều khoản tự động hết hạn sau 5 năm và cải cách tiền lương là những vấn đề còn tồn tại bất đồng sâu sắc giữa các bên. Theo lịch trình, vòng tái đàm phán NAFTA lần thứ sáu sẽ diễn ra từ ngày 21/1 và kéo dài tới ngày 29/1, với các bàn làm việc về năng lượng, đầu tư, dịch vụ tài chính và nông nghiệp.Các vấn đề “khó nhằn” nhất sẽ được các bên thảo luận vào hai ngày cuối cùng
28-29/1. Một số nguồn tin bên lề cho hay Mỹ đang mất dần kiên nhẫn với sự “phản kháng” của Canada và Mexico liên quan tới các ưu tiên chính đề ra trong quá trình đàm phán.Chính quyền Mỹ từng dọa sẽ rút khỏi hiệp định này nếu không đạt được những bước tiến trong các đề xuất nhằm “tái cân bằng” thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế đánh giá về khả năng cao các bên đàm phán sẽ đi đến một thỏa thuận sơ bộ về các điểm then chốt.Nhận định này dựa trên các tuyên bố của ông Ildelfonso Guajardo về việc đưa ra một đề xuất linh hoạt trong quy tắc xuất xứ và của bà Chrystia Freeland về một số biện pháp giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, cũng như việc các bên quyết định kéo dài thời gian thêm ba ngày với vòng đàm phán lần này từ 21-29/1 thay vì dự kiến trước đó từ 23-28/1.
Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của cả Canada và Mexico, vì vậy hai quốc gia này đều mong muốn tiếp tục duy trì NAFTA, thay vì phải giải quyết những hậu quả bất lợi một khi Mỹ rút khỏi hiệp định này. NAFTA là Hiệp định Thương mại tự do với sự góp mặt của Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa ba quốc gia này đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017./.Xem thêm:
>>>Hy vọng về những bước tiến mới trong vòng 6 tái đàm phán NAFTA
>>>Các nhà kinh tế nhận định về triển vọng tái đàm phán NAFTA
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vòng tái đàm phán NAFTA thứ 6 kéo dài hơn dự kiến
08:10' - 19/01/2018
Đại diện đàm phán của Mexico, Mỹ và Canada đã nhất trí kéo dài vòng 6 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) thêm 1 ngày, từ ngày 23-29/1 tại Montreal, Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hoan nghênh đề xuất của Mỹ kéo dài đàm phán NAFTA
09:58' - 16/01/2018
Theo kế hoạch, từ ngày 23 – 28/1, Canada, Mỹ và Mexico sẽ bước vào vòng tái đàm phán NAFTA lần thứ 6 tại thành phố Montreal thuộc tỉnh Quebec của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Triển lãm Ô tô Detroit 2018: NAFTA và chính sách thuế tại Mỹ vẫn là chủ đề "nóng"
18:16' - 15/01/2018
Liên quan đến triển lãm Ô tô Detroit 2018 (NAIAS 2018), các nhà phân tích cho biết, rất khó để xác định việc thay đổi nội dung NAFTA sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Canada và Mexico chuẩn bị cho khả năng Mỹ rút khỏi NAFTA
14:18' - 11/01/2018
Chính phủ Canada chuẩn bị sẵn sàng phương án cho khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Canada cử ba bộ trưởng đến Mỹ để thúc đẩy NAFTA
07:34' - 06/01/2018
Canada cử 3 thành viên nội các tới Mỹ để thảo luận các vấn đề liên quan đến NAFTA và mở đường cho các cuộc đàm phán quan trọng sắp tới liên quan đến hiệp định thương mại này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.