Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Xuất khẩu của Brazil có nguy cơ suy giảm khoảng 3,5 tỷ USD
Ngày 25/3, Hiệp hội thịt động vật Brazil cho biết kim ngạch xuất khẩu thịt của nước này đã giảm đáng kể trong tuần qua kể từ khi vụ bê bối thịt bẩn liên quan tới một đường dây nhận hối lộ được cảnh sát công bố vào hôm 18/3 vừa qua.
Phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ dẫn nguồn tin từ cơ quan trên cho biết nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm nhập khẩu thịt từ Brazil do lo ngại chất lượng không đảm bảo khiến kim ngạch xuất khẩu thịt lợn và thịt gia cầm giảm tới 22% so với mức trung bình trong tuần qua.
Tuy nhiên, con số thống kê đối với sản phẩm thịt bò không được công bố.
Cho tới thời điểm hiện tại, cảnh sát Brazil đã bắt giữ và truy tố 100 người, đa số là các nhân viên kiểm dịch, vì tội nhận hối lộ để cấp giấy phép cung cấp thịt ôi thiu ra thị trường, làm giả giấy chứng nhận thịt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc bỏ qua khâu giám sát hoạt động của các nhà máy đông lạnh.
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn báo giới tại Sao Paulo, Bộ trưởng Kế hoạch Brazil Dyogo Oliveira tuyên bố còn quá sớm để xác định được tác động của vụ việc đối với nền kinh tế, song ông thừa nhận vụ bê bối sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu của nước này.
Hai tập đoàn xuất khẩu thịt gia cầm và thịt bò số một thế giới là BRF và JBS có trong danh sách 20 công ty đang bị điều tra vì tình nghi có dính líu tới vụ bê bối.
Tuy nhiên, BRF và JBS khẳng định sản phẩm xuất khẩu của họ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thẩm phán liên bang Marcos Josegrei da Silva, người đang thụ lý điều tra vụ bê bối thịt bẩn, cho rằng chưa thể khẳng định các sản phẩm thương mại của các công ty nói trên làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng hay các sản phẩm xuất khẩu không đạt chất lượng an toàn vệ sinh.
Ông Da Silva cho rằng những người tham gia đường dây nhận hối lộ là con số rất nhỏ trong tổng số các nhân viên kiểm dịch chất lượng thịt trên toàn quốc.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ trả lại Brazil những lô hàng bị tình nghi không đủ tiêu chuẩn chất lượng và tăng cường giám sát việc nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Brazil sang EU trong năm ngoái đạt 486 triệu USD và thịt gia cầm đạt 165 triệu USD.
Hong Kong (Trung Quốc) -thị trường nhập khẩu thịt bò lớn nhất của Brazil- cũng thông báo loại bỏ tất cả các sản phẩm của 21 công ty Brazil đang bị điều tra trong vụ bê bối khỏi các siêu thị.
Kim ngạch nhập khẩu thịt từ Brazil của thị trường này lên tới 1 tỷ USD vào năm ngoái.
Mexico và Nhật Bản vẫn tiếp tục cấm nhập thịt từ Brazil.
Bộ Nông nghiệp Brazil ngày 25/3 thông báo Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép nhập khẩu trở lại sản phẩm thịt của nước Nam Mỹ sau khi đóng cửa từ ngày 20/3.
Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu thịt Brazil với kim ngạch lên tới 2 tỷ USD. Ai Cập và Chile cũng cho phép mở cửa trở lại.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số 1 thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu thịt lợn. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đạt tới 11,6 tỷ USD.
Hiện các sản phẩm thịt của Brazil đã có mặt tại 150 quốc gia, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt toàn thế giới.
Vụ việc trên có thể khiến Brazil phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương với 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
>>> Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ khẳng định cảnh sát đã thổi phồng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu
07:59' - 26/03/2017
Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết Trung Quốc đã thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu sau 5 ngày đóng cửa thị trường nước này đối với sản phẩm thịt của Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ thu hồi các sản phẩm bị nghi chất lượng kém
10:34' - 25/03/2017
Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil Senacom đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm của 3 công ty sản xuất thịt hộp có liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn Brazil: Canada dừng nhập khẩu thịt của hai nhà sản xuất lớn nhất Brazil
07:27' - 25/03/2017
Chính phủ Canada ngày 24/3 đã đình chỉ nhập khẩu thịt từ hai nhà sản xuất thịt của Brazil đang bị điều tra sau khi bị cáo buộc đưa hối lộ để xuất khẩu thịt bẩn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.