Bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ thu hồi các sản phẩm bị nghi chất lượng kém
Ngày 24/3, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil Senacom đã yêu cầu thu hồi các sản phẩm của 3 công ty sản xuất thịt hộp có liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn hiện đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thịt của quốc gia Nam Mỹ này.
Trong một thông báo, Senacom yêu cầu 3 nhà máy do các công ty sản xuất và chế biến thịt hộp gồm Souza Ramos, Transmeat và Peccin điều hành tại bang Parana, miền Nam Brazil, phải thu hồi toàn bộ sản phẩm trong vòng 5 ngày.
Senacom nhấn mạnh việc thu hồi này phản ánh mối lo ngại của Bộ Nông nghiệp đối với những nguy cơ sức khỏe mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi dùng sản phẩm thịt đóng hộp từ các hãng trên.
Ba công ty trên nằm trong số 21 doanh nghiệp chế biến thịt đang bị điều tra liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn. Theo đó, các công ty này bị cáo buộc đã sử dụng các chất phụ gia để che giấu chất lượng tồi của sản phẩm và hối lộ các quan chức thanh tra để được thông qua quy trình kiểm duyệt, cấp phép sản phẩm.
Quyết định thu hồi sản phầm là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ Brazil nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực từ vụ bê bối thịt bẩn đối với nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này.
Trong thông báo mới nhất nhằm trấn an dư luận, Bộ Nông nghiệp Brazil khẳng định đây chỉ là vụ việc riêng lẻ, không đại diện cho cả ngành sản xuất thịt của nước này. Bộ Nông nghiệp Brazil cũng khẳng định hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của Brazil hoạt động rất chặt chẽ và hiệu quả.
Trong khi đó, Tổng thống Brazil vẫn tự tin khẳng định "Các sản phẩm thịt của Brazil có chất lượng tốt nhất thế giới".
Cho tới thời điểm này, 22 thị trường trong tổng số 150 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu thịt của Brazil đã ngừng mua thịt của nước này. Chính phủ Brazil thừa nhận vụ bê bối thịt bẩn có thể gây thiệt hại 1,5 tỷ USD, tương đương 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành này.
Vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil bị phát giác khi ngày 18/3, cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng được đưa ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số một thế giới và đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn. Vụ bê bối xảy ra đúng lúc giới chức nước này đang nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết một hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Brazil là thành viên.
Xem thêm:
>>>Bê bối thịt bẩn Brazil: Canada dừng nhập khẩu thịt của hai nhà sản xuất lớn nhất Brazil
>>>Bê bối thịt bẩn Brazil: EU yêu cầu Brazil tạm ngừng xuất khẩu thịt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ bê bối thịt bẩn Brazil: Chính phủ khẳng định cảnh sát đã thổi phồng
21:32' - 24/03/2017
Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi khẳng định trong vụ bê bối thịt bẩn, cảnh sát nước này đã “thổi phồng” vụ việc bởi đây chỉ là lỗi của “tình trạng quan liêu”.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong thu hồi thịt nhập khẩu từ Brazil
21:08' - 24/03/2017
Hong Kong sẽ tiến hành thu hồi trên khắp vùng lãnh thổ này thịt nhập khẩu có nguồn gốc từ 21 nhà máy chế biến thịt nằm trong diện điều tra liên quan đến vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn của Brazil: Chính phủ phản đối việc cấm nhập khẩu thịt lên WTO
10:13' - 23/03/2017
Chính phủ Brazil đã gửi một bức thư tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu cơ quan này can thiệp nhằm ngăn cản việc các nước cấm nhập khẩu thịt của Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm nhiều nước, vùng lãnh thổ cấm nhập khẩu thịt từ Brazil
12:19' - 22/03/2017
Nhật Bản, Mexico và Hong Kong (Trung Quốc) là những thị trường tiếp theo từ chối nhập khẩu thịt từ Brazil do vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.