Vụ phá 15 ha rừng tại Đắk Nông: Chủ rừng buông lỏng, bảo vệ
Việc làm này kéo dài nhưng không được ngăn chặn, xử lý. Mục đích chính của các đối tượng phá rừng là chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp ngay tại vùng lõi rừng tự nhiên.
Phóng viên đã đến hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 1680, thuộc địa phận xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Đây là khu vực đường tương đối thuận lợi, cách UBND xã khoảng 15km nhưng chỉ cách trạm quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng hơn 1km. Khu vực rừng bị "xóa trắng" tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ và nằm lọt thỏm trong vùng lõi rừng. Xung quanh là rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ tương đối lớn.
Tại hiện trường, các đối tượng đã cơ bản xóa sạch, đốt trụi gần 15 ha rừng. Khoảng 2/3 diện tích đã được cày xới, chuẩn bị cho việc gieo trồng cây nông nghiệp vào mùa mưa tới đây.
Theo ngành chức năng, có khoảng 15 – 20 người tham gia phá rừng. Nhiều lán trại cũng được dựng lên với đầy đủ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ cho nhóm người trên. Đáng chú ý hơn, dấu tích tại các lán trại cho thấy việc cư trú, sinh hoạt của các đối tượng đã diễn ra trong thời gian tương đối dài trước khi bị các cơ quan chức năng phát hiện.Để có đủ thời gian chặt phá, đốt dọn và san ủi, cày xới đất tại đây, các đối tượng phá rừng phải có thời gian ít nhất là 1 tháng, lực lượng tham gia phải hàng chục người mỗi ngày mới có thể hoàn thành khối lượng công việc trên.
Một vườm ươm tạm bợ đã được dựng lên và đang ươm cà phê giống. Các lán trại được dựng lên tương đối kiên cố với gỗ được “tận dụng” từ chính cây rừng. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy các phương tiện cơ giới như máy múc, máy cày đã được huy động vào vùng lõi rừng trong thời gian khá dài nhưng không bị chủ rừng phát hiện, ngăn chặn. Các loại máy móc phục vụ việc chặt phá, dọn dẹp cây rừng cũng được sử dụng khá nhiều. Để đến được hiện trường vụ phá rừng, phóng viên được Công an xã Quảng Sơn chở ngang qua… Trạm quản lý bảo vệ rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn.Tại đây, có 6 cán bộ được đơn vị phân công túc trực để làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và báo cáo cấp có thẩm quyền các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất rừng cũng như các trường hợp vi phạm lâm luật khác.
Không rõ các cán bộ của trạm có phát hiện, báo cáo về vụ việc cho lãnh đạo công ty hay không nhưng theo UBND xã Quảng Sơn, xã chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của chủ rừng về sự việc nghiêm trọng trên.
Sau khi thu thập thông tin từ hiện trường, phóng viên đã đến liên hệ để làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn nhưng hầu hết các phòng, ban của công ty khóa cửa.Tại hội trường của công ty, phóng viên được một cán bộ trực tại đây cho biết Chủ tịch Hội đồng Quản trị đang đi rừng, còn Giám đốc Công ty đang đi công tác. Phóng viên nhiều lần gọi vào số điện thoại của hai lãnh đạo công ty nhưng đều không được trả lời.
Trước đó, vào ngày 14/2, phóng viên đã trao đổi qua điện thoại với ông Đinh Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn.Theo ông Quý, trong tổng số gần 15 ha rừng bị phá, diện tích đất trống (ý nói rừng đã bị phá trước đó và đang tái sinh trở lại – PV) khá nhiều nên việc phá rừng có thể diễn ra khá nhanh.
Ông Đinh Văn Quý cũng nêu ra nhiều điểm mà ông cho rằng “bất hợp lý”, “thiếu chính xác” trong báo cáo, số liệu của các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm kê, lập biên bản vụ phá rừng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong tổng số gần 15 ha rừng bị tàn phá có một phần diện tích là cây bụi tái sinh và một số diện tích là rừng trồng khoảng 4 – 5 năm tuổi, còn lại là phá mới. Mục tiêu chính của các đối tượng phá rừng không phải là khai thác gỗ mà là chuyển đổi đất rừng (rừng tự nhiên xen lẫn rừng trồng) thành đất trồng cây nông nghiệp như cà phê và một số cây trồng khác. Nếu sự việc trót lọt, thì toàn bộ diện tích rừng tự nhiên xung quanh sẽ trở thành “mục tiêu” tiếp theo. Ông Đinh Minh Tuấn - Trưởng Công an xã Quảng Sơn cho rằng để xảy ra vụ việc, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng. Đây là một vụ phá rừng quy mô lớn, có tổ chức bài bản, kế hoạch rõ ràng. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Chính quyền địa phương mong muốn sự việc sớm được điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm minh các đối tượng liên quan. Liên quan tới vụ việc nghiêm trọng này, ngày 20/2, Công an huyện Đắk G’Long đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Phan Thành Nghĩa (sinh năm 1966, trú tại thôn 1C, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông). Đối tượng Nghĩa bị khởi tố về tội “hủy hoại rừng” theo Điều 243 Bộ luật Hình sự. Theo các cơ quan chức năng, Phan Thành Nghĩa là đối tượng chủ mưu vụ phá rừng nêu trên. Hiện các ngành chức năng huyện Đắk G’Long đang tập trung mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các đối tượng tổ chức, tham gia vụ phá rừng; đồng thời làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm, tiếp tay của các cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Nghiệp Quảng Sơn và các đối tượng liên quan./.- Từ khóa :
- phá rừng
- đắk nông
- lâm nghiệp
- phá rừng ở đắk nông
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng chủ mưu phá rừng ở huyện Đắk Glong, Đắk Nông
17:24' - 21/02/2018
Theo các cơ quan chức năng, Phan Thành Nghĩa đã có hành vi chủ mưu phá khu vực rừng thuộc quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông: Khẩn trương điều tra vụ phá rừng quy mô lớn tại huyện Đắk G’Long
17:06' - 14/02/2018
Ngành chức năng đang khẩn trương xử lý, điều tra, làm rõ vụ phá khoảng 10ha rừng tự nhiên tại lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, Đắk Nông) quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều tra vụ phá rừng trái phép tại Tiểu khu 408-Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk
12:46' - 02/02/2018
Vườn quốc gia Yok Đôn đang phối hợp với Công an huyện Buôn Đôn điều tra, làm rõ vụ phá rừng tại Tiểu khu 408-Vườn quốc gia Yok Đôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00'
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).