Vụ xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực (Hà Nội) – “món nợ” chưa có hồi kết
Trong số những vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Hà Nội vài năm gần đây, vụ việc tại công trình 8B Lê Trực (quận Ba Đình) không chỉ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Thành ủy - UBND thành phố mà còn được dư luận và nhân dân cả nước biết đến, theo dõi như một “thách thức” cần vượt qua trong nỗ lực chấp hành pháp luật của chính quyền thành phố.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo UBND thành phố cũng đã nhận trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chậm xử lý phần sai phạm tại công trình này, nhưng những lo ngại ảnh hưởng về an toàn kết cấu công trình sau phá dỡ đã khiến cho vụ việc ở 8B Lê Trực vẫn như một “món nợ” lớn, chắc chắn không thể dứt điểm trong năm 2017 theo lời hứa của lãnh đạo thành phố với Chính phủ.
Nỗi lo an toàn kết cấu
Với quyết tâm mạnh mẽ, giai đoạn 1 của tiến trình xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực đã được Hà Nội xử lý gọn từ hơn 1 năm nay là "cắt ngọn" tầng 19 do xây dựng vượt số tầng so với Giấy phép xây dựng.
Nhưng đến thời điểm này, dù có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chuyên môn và quản lý Nhà nước chuyên ngành từ Trung ương, phương án xử lý giai đoạn 2 (xử lý phần không giật cấp) vẫn là một lời “thách đố” lớn đối với nhà chức trách.
Lý do chính dẫn đến việc chậm trễ ở giai đoạn 2 là do phải đặt yêu cầu đảm bảo an toàn lên trên hết cho toà nhà và cư dân sinh sống sau này.Bởi vậy, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình phối hợp với các cơ quan nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để cùng rà soát, thu thập ý kiến góp ý đa chiều với mục đích cao nhất là đảm bảo an toàn của tòa nhà.
Nếu không đạt được tiêu chí này, các cơ quan chức năng buộc phải chuẩn bị phương án khác.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Trần Việt Trung chia sẻ, sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ đã có hai phương án phá dỡ cho giai đoạn 2 được đưa ra.Nếu áp theo vi phạm cắt dọc toàn bộ công trình sẽ ảnh hưởng kết cấu, còn nếu dùng phương án cắt ngang sẽ đơn giản hơn nhưng phải thoả thuận với chủ đầu tư. Việc xử lý này phải làm rất thận trọng vì nếu sai sót sẽ vướng về sau - ông Trung phân tích.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, thành phố không chỉ xử lý số tầng vi phạm mà xử lý cả phần sai phạm diện tích, chiều cao công trình.
Phương án cắt ngang công trình cũng được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình hồi tháng 10 vừa qua.Theo ông Chung, các chuyên gia cho rằng việc xử lý phần giật cấp do chủ đầu tư không thực hiện đúng thiết kế phê duyệt sẽ không đảm bảo an toàn cho toà nhà.
Thành phố đang kiến nghị theo hướng cắt bớt tầng để đảm bảo đúng chiều cao, mật độ xây dựng quy định.
Trách nhiệm và kỷ cương
Trong công văn phản hồi UBND Hà Nội về việc xử lý vi phạm tại dự án đình đám này, Bộ Xây dựng khẳng định “thẩm quyền quyết định phá dỡ thuộc về UBND thành phố Hà Nội”.
Như vậy, trách nhiệm cuối cùng thuộc về UBND thành phố và đây cũng là nỗi lo khiến cho lãnh đạo cũng như các ngành chức năng của Thủ đô không thể “quyết vội, làm nhanh” dù đã hứa với Chính phủ và Quốc hội.
Hà Nội phải dựa trên cơ sở những đánh giá khoa học toàn diện, sự đồng thuận của các bộ, ngành đối với phương án cuối cùng được lựa chọn trước khi tiếp tục đưa máy cắt vào công trình.
Dưới góc nhìn của một đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ thi công “cắt ngọn” giai đoạn 1 toà nhà 8B Lê Trực, Công ty cổ phần Tập Đoàn Phương Bắc đã có văn bản góp ý với cơ quan chức năng Trung ương và thành phố.
Đơn vị này bày tỏ lo lắng việc phá bỏ phần sai phạm giai đoạn 2 liên quan đến kiến trúc và kết cấu công trình sẽ rất khó khăn, phức tạp, nhất là khi phá bỏ hầu hết phần cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà.
Nếu không có phương án hội tụ đủ các tính toán kỹ thuật, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, độ an toàn, bền vững của tòa nhà - lãnh đạo đơn vị này khẳng định.
Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến có sự tham gia của lãnh đạo Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng đặt vấn đề: “Có quyết tâm đập được nhà 8B Lê Trực không hay cứ để mãi mãi như thế?”.
Thủ tướng còn đề nghị Hà Nội lấy công trình này làm điểm để chấn chỉnh kỷ cương trong trật tự xây dựng đô thị, xây dựng Thủ đô văn minh, lịch sự.
Thời điểm đầu năm 2017, tại buổi làm việc với Quận ủy Ba Đình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng nhấn mạnh, vi phạm tại công trình 8B Lê Trực là trường hợp rất điển hình và thành phố đã kỷ luật nhiều cán bộ.Do vậy, quận phải tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục xử lý nghiêm và dứt điểm các sai phạm tại công trình này.
Dư luận và người dân phần nào yên tâm vì người đứng đầu UBND thành phố đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trong việc xử lý sai phạm còn chậm và khẳng định quyết tâm của chính quyền Thủ đô sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực.Tuy nhiên, khoảng 3 năm qua, không chỉ khiến chính quyền đau đầu, người dân thắc mắc mà các khách hàng của dự án cũng chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều người bỏ cả chục tỷ đồng mua nhà và giờ chỉ mong số phận dự án nhanh được quyết định.
Đã được hơn 11 năm kể từ ngày chủ đầu tư làm thủ tục đầu tư và gần 3 năm tổ chức phá dỡ phần sai phạm, người dân bỏ tiền mua nhà vẫn đếm từng ngày, chưa thể biết bao giờ mới được dọn về căn nhà mới.Không thể tránh những bức xúc từ sự việc này, nhiều khách hàng đã gửi đơn kiến nghị đến thành phố, Bộ Xây dựng bày tỏ mong muốn sớm có biện pháp “thấu tình, đạt lý” trong xử lý sai phạm, tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống.
Ở một diễn biến khác, “sốt ruột” trước những dây dưa, ngổn ngang chưa có lối thoát của công trình 8B Lê Trực, UBND phường Điện Biên đã buộc phải có văn bản gửi chủ đầu tư thông báo sẽ khóa cổng công trình để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường. Kỷ cương phải được duy trì, phép nước phải được thực thi chứ không thể tiếp diễn tình trạng “phạt cho tồn tại” hay “ngâm lâu hóa bùn”.Lời hứa với Thủ tướng Chính phủ, với cử tri vẫn còn đó, đòi hỏi thành phố phải có những xử phạt nghiêm minh đối cho hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại tòa nhà 8B Lê Trực.
Ngoài việc lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu thì quyền lợi hợp pháp của những người mua nhà cũng cần được tính đến bởi họ vô tình trở thành “nạn nhân” của “món nợ” chưa có hồi kết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chủ trì, quyết định phương án phá dỡ nhà 8B Lê Trực
17:07' - 22/11/2017
Đây là một trong những nội dung chính trong công văn phúc đáp của Bộ Xây dựng với UBND Thành phố Hà Nội về việc phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực.
-
Kinh tế Việt Nam
Sai phạm tại công trình 8B Lê Trực: “Cắt ngọn” có ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà?
17:51' - 25/08/2017
Công ty cổ phần Tập Đoàn Phương Bắc mới đây đã có đơn gửi các cơ quan chức năng bày tỏ ý kiến quan ngại về việc “cắt ngọn” công trình 8B Lê Trực ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
Có hay không chuyện tòa nhà 8B Lê Trực sắp đi vào hoạt động?
17:21' - 10/05/2017
Một số phương tiện thông tin đại chúng gần đây có đăng tải nội dung về việc có hay không việc xử lý sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực rơi vào im lặng hay tòa nhà 8B Lê Trực sắp đi vào hoạt động?
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất lần 2 dừng phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8B Lê Trực
14:52' - 20/04/2017
Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Bắc tiếp tục có công văn lần 2 gửi các cấp chính quyền thành phố Hà Nội và các sở, ngành chức năng đề nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2 công trình vi phạm 8B Lê Trực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).