“Vương quốc tôm hùm” Nam Trung bộ - Bài cuối: Để nghề nuôi phát triển bền vững
Hơn 20 năm hình thành và phát triển nghề nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trên biển, người dân Duyên hải miền Trung nói chung và khu vực Nam Trung bộ nói riêng đã nếm trải cả ngọt ngào và cay đắng trong suốt thời gian theo đuổi. Ở mỗi vụ nuôi thành công, lãi ròng hàng tỷ đồng cho mỗi hộ nuôi là không khó.
Ngược lại… . khi chúng tôi bắt đầu thu thập tư liệu để thực hiện chùm bài viết này, một tin xấu đã lan truyền từ đảo Bình Ba (xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), trên 60.000 con tôm hùm trị giá gần chục tỷ đồng của các hộ dân, đã chết sau một đêm, mà nguyên nhân ban đầu được cho là môi trường nuôi bị ô nhiễm.
Trước hết, nền tảng để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững tại miền Trung, chính là cần phải đẩy mạnh việc quy hoạch, không chỉ quy hoạch tổng thể cấp vùng miền, mà đối với từng địa phương, từng khu vực nuôi cũng cần tính toán để phù hợp với phát triển ngành thủy sản nói chung, đáp ứng những yêu cầu về quy mô, điều kiện môi trường, khả năng đầu tư ở từng tiểu vùng tôm hùm nói riêng. Trong Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2016, quan điểm để phát triển nghề nuôi tôm hùm là phải phát huy được lợi thế, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có của các tỉnh ven biển miền Trung đối với lĩnh vực này, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và tổ chức lại sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu rủi ro cho các vùng nuôi tôm hùm hiện có; phát triển và áp dụng công nghệ nuôi trong lồng biển ven bờ, nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ để gia tăng sản lượng tôm hùm… được đặt ra như những yêu cầu bắt buộc. Quy hoạch này xác định hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vẫn giữ vai trò chủ đạo với tổng thể tích 880.000 m3 lồng, chiếm 88% thể tích lồng nuôi của cả dải Duyên hải miền Trung, hướng đến mục tiêu đạt sản lượng của cả hai tỉnh khoảng 1.720 tấn/vụ vào năm 2020. Đối với các tỉnh, thành nằm về phía Bắc trung tâm này, như: Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, mỗi địa phương chỉ nên “gói gém” diện tích phù hợp, để đạt mức sản lượng từ 10 – 60 tấn/vụ. Xuôi vào phương Nam, hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận cũng có quy mô tương tự. Cho đến thời điểm này, vẫn có rất ít tỉnh thành lập quy hoạch chi tiết cho các tiểu vùng nuôi tôm hùm của địa phương mình. Sau cơn bão số 12 vào cuối năm ngoái, tỉnh Khánh Hòa đã phải quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản để người dân nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, nhất là nghề nuôi tôm hùm.Mới đây, Khánh Hòa mới chính thức có quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhằm bố trí, sắp xếp lại các vùng nuôi tại ba vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh một cách hợp lý và ổn định lâu dài.
Hồi giữa tháng trước, trong một diễn đàn nghị sự, bàn về chuyên đề làm cách nào để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại thành phố Nha Trang, các nhà quản lý, giới nghiên cứu khoa học và cả đại diện doanh nghiệp, người dân trực tiếp nuôi tôm, đã lần lượt “mổ xẻ” nhiều tồn tại của vấn đề. Theo đó, nội dung nào khi áp vào thực tế cũng đều ở trong tình trạng là “nút thắt” cho cả quá trình canh tác tôm hùm. Từ yếu tố môi trường và tình trạng bệnh dịch, đến việc cung ứng con giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm, kể cả trong chỉ đạo điều hành ở địa phương và cả ngành quản lý… hầu hết đều cho thấy “guồng máy” nuôi tôm hùm chưa hoạt động đồng bộ, còn trắc trở. Cuối cùng chỉ có người trực tiếp trăn trở, dõi theo con tôm hàng ngày, mới phải đối mặt với nhiều trở ngại, khó khăn. Và đâu là lời giải ? Khi bàn về nhóm giải pháp kỹ thuật, Tiến sĩ Thái Ngọc Chiến, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho rằng, cần thiết kế lồng, bè nuôi dễ làm vệ sinh, khử trùng, dễ di dời và lắp đặt, có khả năng hạ chìm khi có bão và chịu được bão cấp 12. Do đó, khuyến khích người nuôi sử dụng vật liệu làm lồng bằng nhựa HDPE, theo mẫu lồng của Na Uy. Về kỹ thuật phòng, trị một số bệnh ở tôm như: bệnh sữa, bệnh đỏ thân, vốn là hai loại bệnh có tần suất bắt gặp khá cao ở tôm hùm nuôi, các chuyên gia nghiên cứu của Việt Nam cũng đã tìm ra phác đồ điều trị, tiến bộ kỹ thuật này ngày càng cải thiện thêm, khi kết quả điều trị bệnh cho tỷ lệ sống ở tôm đạt từ 90% trở lên đối với bệnh sữa và trên 80% đối với bệnh đỏ thân. Vấn đề còn lại là người nuôi tôm nên chú trọng hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường nuôi, xử lý vệ sinh lồng bè nuôi thường xuyên, sử dụng thức ăn cho tôm bảo đảm chất lượng, có như vậy mới hạn chế nguồn lây và lan rộng dịch bệnh. Trung tâm khuyến ngư Phú Yên cho rằng, cần phải kiên quyết giải tỏa số lồng bè nuôi mở rộng tự phát, sắp xếp lại lồng bè theo đúng số lượng đã quy hoạch; có quy định và quản lý chặt chẽ việc sử dụng thức ăn tươi, thu gom rác thải trong các khu nuôi tôm tập trung khi Việt Nam chưa thể sản xuất được thức ăn công nghiệp. Trên thực địa, từ cuối năm 2017, xuất phát từ đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, tỉnh Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi tôm hùm kết hợp với vẹm xanh, rong sụn tại xã Xuân Phương (thị xã Sông Cầu), nhằm cải thiện môi trường nuôi. Bước đầu cho thấy tôm hùm sinh trưởng khá tốt, môi trường nước xung quanh được cải thiện đáng kể, người dân còn có thêm nguồn thu nhập từ rong sụn và vẹm xanh. Đây cũng là mô hình đã được áp dụng và nhân rộng tại nhiều địa phương ở Khánh Hòa. Gần đây, giới nghiên cứu khoa học Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu để hoàn thiện quy trình và kỹ thuật nuôi tôm hùm trong bể (tái sử dụng nước, đảm bảo tỷ lệ trao đổi nước cho bể nuôi tôm đạt 400%/ngày), với sự đóng góp của nhiều nhóm tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau. Quá trình thử nghiệm này đã nuôi được tôm hùm xanh và tôm hùm bông với những phân tích kết quả khá tốt, nhưng cần phải tiếp tục thí nghiệm để hoàn thiện ở mức cao nhất. Nếu công trình nghiên cứu này thành công và được áp dụng, sẽ là bước ngoặc mở ra một hướng mới trong kỹ thuật nuôi tôm hùm hàng hóa. Đối với vấn đề tiêu thụ sản phẩm, khi tôm hùm ở Việt Nam hầu hết được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, chiếm đến 90% lượng xuất khẩu, chủ yếu qua con đường tiểu ngạch. Điều này cho thấy sự lệ thuộc lớn của tôm hùm Việt Nam vào thị trường này.Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có các sản phẩm tôm hùm đông lạnh hoặc chế biến dạng thức ăn nhanh. Đây là hạn chế lớn so với các nước trên thế giới. Chính vì điều này, để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm cần đa dạng hóa sản phẩm. Đây là “chìa khóa” để mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, muốn xuất khẩu được tôm hùm cần phải tổ chức lại sản xuất từ con giống, khâu nuôi đến chế biến sản phẩm. Bộ Công Thương sẽ xây dựng đề án xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ tôm hùm. Thị trường là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị, nhưng lại đóng vai trò lớn để đánh giá hiệu quả kinh tế. Trong tự nhiên, hàng bao đời nay con tôm hùm đã chọn vùng biển ven bờ miền Trung để sinh sôi, nảy nở. Khi được đưa vào lồng nuôi, cuộc chiến sinh tồn của chúng vẫn đang tiếp diễn giữa những tác động của môi trường sống. Người nuôi tôm hùm luôn tìm mọi cách để chúng tồn tại, phát triển lâu dài. Nhưng vùng biển Nam Trung bộ có giữ được danh hiệu “Vương quốc tôm hùm” một cách bền vững hay không, giờ vẫn chưa muộn để người nuôi tôm, các nhà khoa học, quản lý và nhiều yếu tố hậu thuẫn khác, cần phải cùng góp sức vào./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
“Vương quốc” tôm hùm Nam Trung bộ - Bài 2: Rủi ro… “thập diện mai phục”
09:17' - 23/05/2018
Nghề nuôi tôm hùm còn khá truân chuyên, nhiều rủi ro rình rập, trình độ kỹ thuật của người nuôi vẫn còn hạn chế... mang cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
-
Kinh tế & Xã hội
“Vương quốc” tôm hùm Nam Trung bộ - Bài 1: Dựa vào “thiên thời, địa lợi”
08:43' - 23/05/2018
Nam Trung bộ trở thành “vương quốc” những loài tôm hùm nuôi; trong đó hai địa phương Phú Yên và Khánh Hòa giữ vai trò “kinh đô”.
-
Kinh tế & Xã hội
Phú Yên khó kiểm soát tôm hùm giống
11:30' - 24/04/2018
Phú Yên là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm với sản lượng tôm hùm thương phẩm hàng năm chỉ đứng sau tỉnh Khánh Hòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSBDI 23/1. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 23/1/2025. XSBĐ ngày 23/1
18:00'
XSBDI 23/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/1. XSBDI Thứ Năm. Trực tiếp KQXSBDI ngày 23/1. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 23/1/2025. Kết quả xổ số Bình Định Thứ Năm ngày 23/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQB 23/1. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 23/1/2025. XSQB ngày 23/1. XSQB
18:00'
XSQB 23/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/1. XSQB Thứ Năm. Trực tiếp KQXSQB ngày 23/1. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 23/1/2025. Kết quả xổ số Quảng Bình Thứ Năm ngày 23/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương tìm kiếm 4 lao động mất tích do tàu cá chìm trên biển
17:37'
Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận phát thông tin tìm kiếm cứu nạn để các tàu, thuyền trong khu vực hoặc đi ngang qua khu vực trên tăng cường quan sát, hỗ trợ tìm kiếm 4 lao động đang mất tích.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo rủi ro với người dùng ứng dụng săn tìm đồng tiền Jagat
16:48'
Những người dùng Jagat cố tìm kiếm đồng tiền vật lý để đổi lấy phần thưởng tiền mặt có thể rơi vào tình thế bị cáo buộc xâm phạm tài sản của người khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Dừng hoạt động xe điện chở du khách khách tham quan Đà Lạt từ 15/2
16:31'
Ngày 22/1, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng cho biết đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng dừng hoạt động thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện để chở khách du lịch từ ngày 15/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân miền Tây thu hoạch cá đồng bán Tết
16:18'
Cá đồng chủ yếu được nông dân dự trữ trong các ao mương từ mô hình nuôi cá đăng quầng, cá lúa trong mùa nước nổi (vùng trũng), có giá thành cao hơn từ 20-30% so với thời điểm chưa vào dịp Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc thay đổi quy định về lao động bất hợp pháp
15:25'
Tính đến tháng 12/2024, số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc là 2,65 triệu người. Trong đó, ước tính có 397.000 người không có giấy tờ, tăng đáng kể so với mức 200.000 người của 10 năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan thông qua thuế carbon
14:21'
Thứ trưởng Tài chính Thái Lan Paopoom Rojanasakul cho biết nội các nước này đã nhất trí đánh thuế carbon 200 baht (gần 6 USD) cho mỗi tấn khí thải carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Dân số Canada có thể tăng gấp đôi trong 50 năm tới
14:21'
Ngày 21/1, Cơ quan Thống kê Canada dự báo dân số nước này có thể sẽ tăng gấp đôi trong 50 năm tới.