WB công bố báo cáo về học tập và phát triển công bằng khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
Báo cáo nêu rõ 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến bước phát triển ấn tượng trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam.
Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ở những nơi khác trong khu vực, 60% số học sinh vẫn đang theo học tại các hệ thống nhà trường yếu và không được trang bị những kỹ năng cần thiết để đạt được thành công.
Tại đầu cầu Hà Nội, chia sẻ về những phát triển ấn tượng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, bà Raja Bentaouet Kattan, đồng tác giả của Báo cáo và là Chuyên gia trưởng về giáo dục của Ngân hàng Thế giới cho biết, những năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều đổi mới, có các chính sách phù hợp, đồng bộ với thể chế của Việt Nam và thực hiện đầu tư giáo dục hiệu quả.Việt Nam phân bổ chỉ tiêu trên đầu người nhiều hơn cho các tỉnh có điều kiện khó khăn về địa lý. Đối với giáo viên dạy học ở vùng sâu, vùng xa được trả mức lương cao hơn giáo viên thành phố, thông qua các hình thức phụ cấp khác.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên được phát triển mạnh về đào tạo kỹ năng tập huấn, nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường.
Trong các kỳ thi lớn, Việt Nam đã có nhiều cải cách hướng tới đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, cải thiện chất lượng hoạt động và tạo cơ sở đánh giá dựa trên năng lực của học sinh.
Việc mở rộng đánh giá quốc gia trên các môn đọc hiểu, Toán, Tiếng Việt để xác định vấn đề cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình cải cách chương trình giáo dục của Việt Nam.
Báo cáo "Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương" cho thấy cải thiện chất lượng giáo dục là điều cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế. Báo cáo cũng chỉ ra cách các quốc gia trong khu vực sử dụng để cải thiện kết quả học tập của học sinh.Từ những bài học kinh nghiệm của các hệ thống giáo dục thành công trong khu vực, Báo cáo đưa ra một loạt các đề xuất chính sách thiết thực để thúc đẩy học tập hướng đến trang bị cho học sinh các kỹ năng đọc và tính toán cơ bản, cũng như các kỹ năng phức tạp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tương lai.
Ngoài ra, Báo cáo nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.Một phát hiện quan trọng khác của Báo cáo là thu nhập hộ gia đình không phải luôn quyết định kết quả học tập của trẻ và điều này đúng với tất cả các nước trong khu vực.
Báo cáo đưa ra các bước cụ thể giúp cải thiện kết quả học tập cho các hệ thống giáo dục tụt hậu trong khu vực cũng như các quốc gia khác trên thế giới, bắt đầu bằng việc đồng bộ thể chế để đảm bảo sự nhất quán và phù hợp giữa mục tiêu và trách nhiệm trên khắp hệ thống giáo dục.Báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia tập trung vào bốn lĩnh vực chính: chi tiêu công có hiệu quả và công bằng, chuẩn bị cho học sinh học tập, lựa chọn và hỗ trợ giáo viên và sử dụng có hệ thống các chương trình đánh giá để định hướng công tác giảng dạy.
Báo cáo cho biết các hệ thống giáo dục đứng đầu chi tiêu hiệu quả cho cơ sở hạ tầng trường học và giáo viên, có các quy trình tuyển dụng để đảm bảo thu hút được những ứng viên giỏi nhất cho công tác giảng dạy và đưa ra cơ chế lương thưởng xứng đáng cho các giáo viên có thành tích giảng dạy trên lớp.Báo cáo cũng nhận thấy rằng nhiều hệ thống giáo dục trong khu vực chú trọng tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục mầm non, kể cả cho người nghèo và đã áp dụng viêc đánh giá kết quả học tập của học sinh vào chính sách giáo dục.
Báo cáo này bổ sung và được xây dựng dựa trên Báo cáo "Phát triển Thế giới 2018: Học tập để hiện thực hóa mục tiêu giáo dục", được công bố tháng 9 năm 2017 với nhận định, giáo dục nếu không đi cùng với các mục tiêu học tập sẽ không đạt được cam kết là loại bỏ đói nghèo cùng cực cũng như chia sẻ cơ hội và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người./. Xem thêm:>>>WB dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
>>>WB hỗ trợ Hà Nội phát triển giao thông và quy hoạch hệ thống thoát nước
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB: CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam
11:59' - 09/03/2018
Theo WB, trường hợp của Việt Nam" cho thấy, Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn Mạng lưới Nghị viện của WB và IMF
20:54' - 07/03/2018
Chiều 7/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đoàn đại biểu của Mạng lưới Nghị viện các quốc gia thành viên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
-
Kinh tế & Xã hội
WB kêu gọi đầu tư phát triển du lịch khám phá thiên nhiên và động vật hoang dã
17:42' - 06/03/2018
Theo WB, Kenya là một trong những nước có khả năng tăng thêm thu nhập nhờ việc phát triển du lịch khám phá thiên nhiên và động vật hoang dã thông qua việc tăng cường đầu tư.
-
DN cần biết
WB công bố sách Internet Vạn vật - Từ truyền thông đến hiện thực
14:53' - 06/03/2018
Ngày 6/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo công bố sách “Internet Vạn vật - Từ truyền thông đến hiện thực”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40'
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33'
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02'
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51'
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Móng Cái đầu tư 146 tỷ đồng vào hạ tầng giao thông, kết nối cửa khẩu Bắc Luân II
18:42'
Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái Hồ Quang Huy nhấn mạnh, đây là dự án có tính chất đặc biệt, thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với thành phố Móng Cái nói riêng và với tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
GRDP Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, đạt mức cao nhất trong 5 năm
18:26'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 của Hà Nội ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ động rà soát điều chỉnh thuế hàng nhập khẩu nhằm hướng tới cân bằng thương mại
17:54'
Chiều ngày 3/4, tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2025 của Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chính thông tin xung quanh việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể chịu mức thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững
17:39'
Ngày 3/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị "Phòng chống dịch bệnh và Phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới" nhằm gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giá thuê nhà, vật liệu xây dựng tăng, CPI tháng 3 nhích nhẹ
16:58'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 tại Hà Nội đã có sự điều chỉnh nhẹ, tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 0,98% so với tháng 12/2024 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.