WB dự báo tình hình kinh tế của các quốc đảo ở Thái Bình Dương
Ngày 15/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo ở Thái Bình Dương dự kiến sẽ chậm lại ở mức 3,6% trong năm nay, giảm so với mức 5,8% hồi năm 2023 trong bối cảnh những nước này phục hồi yếu sau đại dịch COVID-19 và Fiji, quốc gia đóng góp một nửa vào tăng trưởng của khu vực, đang tăng trưởng chậm lại đáng kể.
Theo WB, tình trạng suy thoái dài hạn tại những quốc gia trên là do các khoản đầu tư suy giảm, rủi ro liên quan đến khí hậu gia tăng và những vấn đề về cấu trúc. Nếu không hành động ngay lập tức để tăng cường đầu tư, những nước này có thể sẽ phải nỗ lực để giảm nghèo và tạo ra các cơ hội mới liên quan đến kinh tế.
Cũng theo WB, trong 7 năm qua, đầu tư tại các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã giảm ở mức trung bình. Tăng trưởng về đầu tư tại 11 quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến sẽ ở mức khoảng 1% hàng năm trong thập kỷ này, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng trung bình 4,2% trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2019.
Ngân hàng trên cho biết thêm thiên tai đã gây thiệt hại ở mức trung bình 1,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm và nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương đang phải ứng phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế sau những thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy.
Trong khi một số quốc đảo nhỏ hơn phụ thuộc vào du lịch tăng trưởng mạnh thì Fiji dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 3% trong năm 2024. Nợ công của nước này ở mức 79% GDP trong năm 2024, là một trong những mức cao nhất của khu vực và cao hơn 1/3 so với mức trước đại dịch COVID-19.
Để thúc đẩy tăng trưởng của các quốc đảo ở Thái Bình Dương, WB cho hay bên cạnh việc đầu tư vào du lịch bền vững và nông nghiệp, những nước này cần đầu tư vào các cảng, hàng hải và kết nối kỹ thuật số.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Các nền kinh tế nghèo nhất thế giới “oằn mình” với gánh nợ kỷ lục
09:44' - 14/10/2024
Theo một báo cáo công bố ngày 13/10 của Ngân hàng Thế giới (WB), 26 nền kinh tế nghèo nhất thế giới đang phải gánh khối nợ lớn nhất kể từ năm 2006.
-
Kinh tế Thế giới
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn
10:40' - 08/10/2024
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn gần 25% so với các điểm đến khác trong giai đoạn 2018-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.