WB: Kinh tế Việt Nam đạt mức thấp nhất trong thập kỷ
Ngày 13/4, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cập nhật bản tin Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2023. Theo đó, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam giảm tốc trong Quý I/2023, chỉ còn tăng trưởng 3,3%, thấp hơn so với mức 5,9% ở Quý IV/2022. Đây là tốc độ tăng trưởng Quý I thấp thứ 2 trong thập kỷ qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thu hẹp của ngành công nghiệp và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu.
Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu, tăng trưởn của ngành công nghiệp ở mức -04% trong Quý I/2023, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 5,3% trong giai đoạn 2020-2022. Sự suy giảm trong ngành công nghiệp cũng phản ánh mức giảm 11,8% trong xuất khẩu. Chỉ riêng dịch vụ tiếp tục là lĩnh vực đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng với 2,9 điểm % trong Qúy I/2023 nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế đã quay trở lại Việt Nam. Ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định ở mức 2,5% và đóng góp 0,3 điểm % vào tăng trưởng GDP của Qúy I/2023.
Song song đó, lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu giảm lần lượt 11,8% và 14,6% trong Qúy I/2023 so với cùng kỳ. Sự sụt giảm chủ yếu ở một số tiểu ngành chính như điện tử, máy móc, dệt may, giày dép và các sản phẩm đầu vào nhập khẩu khác.
Cùng với đó, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trung bình 1,9% trong Quý I và tăng 13,4% riêng trong tháng 3/2023. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp doanh số bán lẻ ghi nhận mức tăng hai con số so với cùng kỳ.
Doanh số bán hàng của các ngành dịch vụ cũng được ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ vào tháng 3 năm nay, với doanh thu của cơ sở lưu trú và ăn uống tăng 25,5% và doanh thu của dịch vụ lữ hành tăng 113,9% (so với cùng kỳ). Lượng khách quốc tế đạt 2,7 triệu lượt trong Qúy I/2023, cao hơn nhiều so với mức 91 nghìn lượt ở Qúy I/2022.
Sau khi tăng liên tục trong khoảng thời gian từ tháng 3/2022 đến tháng 1 năm 2023, cả lạm phát giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát cơ bản đều giảm trong tháng 2 và tháng 3 năm 2023. Tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 4,9% (cùng kỳ) trong tháng 1 xuống 4,3% (cùng kỳ) vào tháng 2, và tiếp tục giảm xuống còn 3,4% (cùng kỳ) vào tháng 3 năm nay. Lạm phát giảm là nhờ sự thúc đẩy bởi mức tăng giá lương thực và thực phẩm cũng như nhà ở và vật liệu xây dựng lần lượt là 1,3 điểm % và 1,2 điểm % trong bảng chỉ số CPI của quý này. Giá dịch vụ giao thông cũng giảm 4,9% vào tháng 3 năm 2023, giúp giảm 0,5 điểm % tỷ lệ lạm phát CPI.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp điều chỉnh giảm từ mức 6,5% trong Qúy 4/2022 xuống còn 2,8% trong Quý I/2023. Sự giảm tốc của chỉ số sản xuất công nghiệp có liên quan đến việc giảm giá hàng hóa, đặc biệt là nhiên liệu.là máy vi tính, điện thoại, điện tử và máy móc giảm khoảng 14,3% so với cùng kỳ và các sản phẩm dệt may, da giày giảm khoảng 18% trong Qúy I/2023.
Sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký trong năm 2022 tiếp tục diễn ra trong Qúy I/2023, với mức -40% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh nền kinh tế địa chính trị trên toàn cầu đang diễn biến bất định, khó kiểm soát, phản ánh tác động của những bất định đến triển vọng kinh tế toàn cầu và việc thắt chặt chính sách điều kiện tài chính ở các nền kinh tế phát triển. Giải ngân vốn FDI hay tình hình thực hiện các cam kết FDI bắt đầu chậm lại trong Qúy I/2023.
Giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng giảm tốc xuống còn 9,5% so cùng kỳ năm 2022, mức thấp nhất kể từ năm 2020, phản ánh sự chậm lại của hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và bất động sản.
Để hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã hai lần giảm lãi suất điều hành trong tháng 3, kéo theo việc giảm lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại.
Theo khuyến nghị của WB, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong Qúy I/2023 cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ tổng cầu thông qua đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Dự kiến tăng giá điện và tiền lương khu vực công trong những tháng tới và việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến áp lực gia tăng mới đối với lạm phát. Khả năng thắt chặt tài chính hơn nữa ở Hoa Kỳ (Mỹ) để kiểm soát lạm phát có thể tạo ra áp lực tỷ giá, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một số lãi suất chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.
Việc giám sát chặt chẽ khu vực tài chính là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục có nhiều bất ổn và nền kinh tế trong nước đang chậm lại, bao gồm cả sự trì trệ trong lĩnh vực bất động sản vốn chiếm khoảng 20% khoản vay của khu vực tài chính./.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ hội nào cho tăng trưởng thương mại tại Việt Nam
15:48' - 26/03/2023
Dưới góc nhìn khá thận trọng của doanh nghiệp thuộc Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam năm 2023, số đông doanh nghiệp đều khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB huy động nguồn vốn tư nhân đáp ứng nhu cầu tài trợ hằng năm lên tới 2.400 tỷ USD
13:15' - 24/03/2023
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã đề ra một lộ trình mới huy động khu vực tư nhân tham gia tài trợ cho các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường vành đai 4: Vận dụng tối đa chính sách có lợi nhất cho người dân
21:45' - 12/12/2024
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ vận dụng tối đa cơ chế, chính sách đảm bảo có lợi nhất cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khiển trách Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
20:27' - 12/12/2024
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ bác thông tin không chính xác về chế độ, chính sách khi tinh gọn bộ máy
20:20' - 12/12/2024
Trước những thông tin lan truyền về nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong tin gọn bộ máy, ngày 12/12, Bộ Nội vụ đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm 4 nhân sự Bộ Quốc phòng
20:02' - 12/12/2024
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức phát triển thương hiệu khi hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh
19:48' - 12/12/2024
Hành vi người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh chóng, đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN và PC1 ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo
18:41' - 12/12/2024
Ngày 12/12, tại Hà Nội, EVN và Liên danh PC1 – PECC4 đã ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44
18:34' - 12/12/2024
Trong khuôn khổ Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội, ngày 12/12 đã ký kết Nghị định thư Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo
18:21' - 12/12/2024
Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương chủ động chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
18:19' - 12/12/2024
Năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ động chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.