WB lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 4/6 giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dựa trên khả năng hoạt động giao thương tăng tốc bất chấp chính sách "hạn chế thương mại" của Mỹ, và lần đầu tiên trong nhiều năm qua không có thêm nguy cơ mới nào đe dọa triển vọng kinh tế tế giới.
Theo dự báo mới nhất của WB, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, và dự kiến đạt con số 2,9% vào năm 2018, cao hơn so với mức tăng 2,4% của năm 2016.Trước đó vào giữa tháng Tư vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới, khi nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên trong vòng hai năm.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho hay: "Từ rất lâu, chúng ta đã phải chứng kiến nhịp độ tăng trưởng thấp tác động tới cuộc chiến chống đói nghèo, và rất đáng mừng khi thấy những dấu hiệu tích cực đang được củng cố trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu". Theo WB, kinh tế Mỹ sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, song còn xa so với mức cam kết tăng 3% trong trung hạn của Tổng thống Donald Trump.WB cũng nâng mức dự báo tăng trưởng đối với khu vực đồng euro so với hồi tháng Một, với GDP dự kiến sẽ tăng 1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm phần trăm).
Ngược lại, định chế tài chính toàn cầu này giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và Ấn Độ xuống 7,2%.
WB cũng cảnh báo "những rủi ro lớn" có thể ảnh hưởng tới những dự báo của tổ chức này, chủ yếu là do các mối đe dọa của làn sóng bảo hộ.Theo WB, "những hạn chế mới về thương mại có thể làm hỏng sự phục hồi trên toàn cầu" khi mà Mỹ tiếp tục đe dọa trả đũa hải quan đối với một số đối tác, bao gồm Trung Quốc, Đức...
Trong bối cảnh Brexit đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, WB cảnh báo "bất ổn hiện nay" có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư.Chủ tịch WB cho rằng để "đối phó với sự phục hồi mong manh hiện nay, các nước nên tận thời điểm này để thực hiện những cải cách về thể chế".
Tuy nhiên, ông Ayhan Kose, Giám đốc Nhóm Kinh tế Phát triển của WB, cho rằng vẫn có những dấu hiệu tích cực.
Theo quan chức này, sau hai đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong những tháng gần đây, các thị trường tài chính đã phản ứng rất tốt, trong khi tình hình bất ổn chính trị ở châu Âu đã giảm đi khi cử tri Pháp không bỏ phiếu cho ứng cử viên có chủ trương chống Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, giá dầu đã ổn định sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất ngoài khối này đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Ông Kose nhận định rằng tình hình hiện đã được cải thiện hơn so với sáu tháng trước, và tăng trưởng kinh tế đang trở nên vững ổn hơn.
>>>IMF chỉ ra các nguy cơ đe dọa đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tìm kiếm sự cân bằng mới trong hệ thống kinh tế toàn cầu
20:18' - 16/05/2017
Ngày 16/5, các bộ trưởng từ 26 quốc gia đã xác nhận sẽ tham gia Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Peterburg (SPIEF) lần thứ 21, diễn ra trong các ngày 1-3/6 tới tại cố đô phương Bắc của nước Nga.
-
Kinh tế Thế giới
G20: Chủ nghĩa bảo hộ đe dọa kinh tế toàn cầu
14:46' - 22/04/2017
Các Bộ trưởng G20 đồng thuận rằng thương mại tự do là cần thiết cho tăng trưởng và chủ nghĩa bảo hộ sẽ cản trở kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G20 bàn về ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị tới kinh tế toàn cầu
15:06' - 21/04/2017
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho biết các quan chức tài chính G20 sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế thế giới và sự phát triển của thị trường tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.