WB: Thúc đẩy đầu tư cải thiện triển vọng tăng trưởng toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” mới nhất, trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018.
Cụ thể, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2018, so với mức tăng 3% của năm 2017 và sẽ là mức tốt nhất trong bảy năm. Trong các năm 2019 và 2020, WB đưa ra con số dự báo tăng tương ứng là 3% và 2,9%.
Theo ngân hàng trên, hầu hết đà tăng trưởng của kinh tế thế giới đến từ các nền kinh tế mới nổi, nhất là từ các nhà xuất khẩu hàng hóa, với mức tăng trưởng ước tính khoảng 4,5% trong năm 2018 và trung bình 4,7% trong năm 2019 và 2020. Trong khi đó, nhịp độ tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ chậm lại và ước tăng 2,2% trong năm 2018, so với mức 2,3% năm 2017.WB nhận định khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới sẽ là Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự kiến tăng trưởng 6,4% trong năm nay và 6,3% vào năm tới. Kinh tế Ấn Độ dự kiến tăng trưởng 7,3% trong năm 2018 và 7,5% trong thời gian 2019-2020.Theo báo cáo của WB, mức đóng góp của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 vượt quá 1/3, trong đó phần lớn đóng góp đến từ Trung Quốc. Về vấn đề này, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Kaitai Thái Lan Thái Vĩ Tài cho rằng đóng góp của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu được thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Theo ông này, thực lực kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng cường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tiến ra nước ngoài, kim ngạch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng lên hàng năm. Ngoài ra, giá trị thương mại giữa Trung Quốc với các thị trường thế giới cũng lớn, trong khi thị trường khổng lồ của nước này thu hút nhiều hàng hóa của các nền kinh tế khác. Lấy Thái Lan làm ví dụ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan trong 5 năm liền. Trong khi triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Thái Lan đầu tư.Cũng trong báo cáo của WB, GDP của Mỹ dự kiến tăng trưởng 2,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, song nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tăng chậm lại ở mức 2,2% trong năm 2019 và 2% trong năm 2020.Tăng trưởng của Eurozone được điều chỉnh lên 2,4% năm 2017 và lên 2,1% năm nay. Tuy nhiên, WB cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế khu vực Eurozone và châu Âu năm 2018 có nguy cơ bị đe dọa nếu nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được một thỏa thuận êm đẹp về việc Vương quốc Anh rời EU, còn gọi là Brexit.Trong báo cáo mới nhất, WB đã bày tỏ sự tin tưởng vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sau nhiều năm tăng trưởng ì ạch, với hoạt động đầu tư, sản xuất và trao đổi thương mại đều gia tăng. Tuy nhiên, WB kêu gọi các nước cần tiến hành đầu tư để cải thiện triển vọng tăng trưởng, nhất là vào hạ tầng cơ sở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và cảnh báo về những nguy cơ, trong đó phải kể đến tiến trình nâng lãi suất của Fed (Ngân hàng trung ương Mỹ) và một số ngân hàng trung ương khác. Theo WB, chi phí vay mượn gia tăng có thể gây sức ép đối với hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng lưu ý về nguy cơ đến từ chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng địa chính trị.Giám đốc cấp cao Ban Kinh tế học phát triển của WB Shanta Devaraian cho rằng xu hướng bảo hộ mậu dịch của một số nước phát triển, đặc biệt là Mỹ ngày một tăng lên, cũng như ảnh hưởng của việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu, sẽ tiếp tục làm gia tăng tính không xác định của quan hệ đầu tư và thương mại hiện nay. Sự hạn chế thương mại của các nền kinh tế phát triển có thể gây ảnh hưởng không cân xứng với các nền kinh tế khá mở cửa. Nếu xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và có thể có ảnh hưởng tiêu cực trong khu vực.Ông Thái Vĩ Tài nhận định rằng kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm, chính phủ các nước nên tính toán trước, mở ra các thị trường mới, khuyến khích tự do thương mại, tăng cường trao đổi và hợp tác.- Từ khóa :
- ngân hàng thế giới
- wb
- trung quốc
- kinh tế mỹ
- fed
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tổng thư ký OPEC: Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng trong năm nay
09:59' - 18/01/2018
Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo nhận định năm 2018 sẽ chứng kiến sự tái cân bằng cung - cầu trên thị trường "vàng đen" thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2018: “Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt”
10:13' - 17/01/2018
Hội nghị thường niên lần thứ 48 Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 26/1/2018 tại Davos-Klosters (Thụy Sỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại thế giới 2017: Những sáng kiến giúp thế giới mạnh mẽ hơn
19:51' - 30/12/2017
Năm 2017, thế giới phải chứng kiến và đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai cũng như hàng loạt thách thức nhân đạo.
-
Ngân hàng
Dự báo thế giới 2018: Tương lai của liên minh ngân hàng châu Âu
20:31' - 29/12/2017
Việc thành lập liên minh ngân hàng châu Âu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ là một minh chứng rõ nét về sự hội nhập sâu rộng và tinh thần đoàn kết nội khối giai đoạn hậu "chia tay" với Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này