WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực năm 2025 công bố ngày 24/4, WB dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm còn 4,0% trong năm 2025, so với mức 5,0% trong năm 2024. WB cho biết niềm tin của giới doanh nghiệp và người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng bởi bất định toàn cầu, khiến đầu tư và tiêu dùng suy giảm.
Các biện pháp hạn chế thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại tiếp tục gây áp lực đối với xuất khẩu của khu vực. Dù vậy, WB cho biết tỷ lệ nghèo đói trong khu vực được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm.
Báo cáo của WB đề xuất 3 hướng chính sách để tăng cường khả năng phục hồi gồm: tận dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và tạo việc làm (như tại Malaysia và Thái Lan); cải cách nhằm thúc đẩy cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ (điển hình là Việt Nam); và mở rộng hợp tác quốc tế để củng cố nội lực kinh tế.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Manuela V. Ferro, đánh giá các quốc gia trong khu vực có cơ hội cải thiện triển vọng kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư vào công nghệ mới, thực hiện cải cách mạnh mẽ và tăng cường hợp tác quốc tế.
Trong khi đó, IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ còn 3,9% trong năm nay – giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó và thấp hơn mức 4,6% của năm ngoái. Đây cũng là mức hạ dự báo mạnh nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, IMF cũng dự kiến tăng trưởng khu vực đạt 4% vào năm 2026, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo trước. IMF nhận định châu Á hiện chiếm gần 60% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024 và được coi là đầu tàu thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng dựa vào tự do hóa thương mại và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có nhu cầu toàn cầu yếu đi, thương mại suy giảm, điều kiện tài chính thắt chặt và mức độ bất định gia tăng.
IMF cảnh báo khu vực đang đối mặt với nhiều "cản trở mang tính cấu trúc", trong đó có sự dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, tình trạng dân số già hóa tại một số nền kinh tế và xu hướng suy giảm năng suất.
IMF nhận định đà suy yếu hiện nay mang tính "rộng khắp", khi tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển trong khu vực được điều chỉnh giảm xuống còn 1,2% – thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trước. Trong khi đó, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo đạt 4,5%, giảm 0,5 điểm phần trăm.
IMF cho rằng để ứng phó với các thách thức này, các quốc gia cần hướng tới mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, trong đó chú trọng tăng tiêu dùng nội địa một cách bền vững, đa dạng hóa xuất khẩu và đẩy mạnh liên kết khu vực. IMF đánh giá các sáng kiến như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong thương mại hàng hóa mà cả về dịch vụ, kinh tế số và hài hòa các quy định – giúp củng cố khả năng chống chịu trước các cú sốc toàn cầu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49' - 25/04/2025
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.