WEF ASEAN 2018: Giới trẻ ASEAN tin tưởng công nghệ sẽ tạo việc làm mới
Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra từ 11-13/9 tại Hà Nội, ngày 11/9, ông Justin Wood, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Ban điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và ông Santitarn Sathirathai, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế Tập đoàn SEA (Singapore) đã thông báo kết quả cuộc khảo sát đối với giới trẻ ASEAN về tác động của công nghệ tới việc làm.
Triển vọng việc làm và thu nhậpTheo khảo sát trên, giới trẻ ASEAN rất lạc quan về tác động của công nghệ tới khả năng tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập. 52% trong số những người dưới độ tuổi 35 tại Đông Nam Á tin rằng công nghệ sẽ mở ra cơ hội việc làm mới; 67% tin rằng công nghệ sẽ giúp họ cải thiện thu nhập.64.000 công dân ASEAN được khảo sát thông qua tài khoản Garena và Shopee, hệ thống trò chơi và giao dịch điện tử của SEA, hầu hết đến từ 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Philippines.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra mức độ lạc quan về tác động của công nghệ tới việc làm thay đổi theo từng quốc gia. Giới trẻ Singapore và Thái Lan tỏ ra bi quan hơn, trong khi giới trẻ Indonesia và Philippines tỏ ra lạc quan hơn.Tại Singapore, chỉ có 31% số người thực hiện khảo sát tin tưởng rằng công nghệ sẽ mở ra những cơ hội việc làm mới, trong khi con số này là gấp đôi tại Philippines.
Kết quả cũng thay đổi theo trình độ học vấn, trong số những người không được tiếp cận giáo dục truyền thống, có tới 56% tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm; con số này với những người đã tốt nghiệp đại học chỉ ở mức 47%.
Khảo sát cũng đưa ra câu hỏi với người thực hiện khảo sát về nơi họ đang làm việc ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Theo đó, 58% số người được hỏi đang làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, hoặc là của họ, của gia đình, hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).Cứ 4 người được hỏi có 1 người mong muốn được thành lập doanh nghiệp riêng của mình. Tuy nhiên, nhiều người làm trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cho biết họ mong muốn được làm việc tại nơi khác.
17% số người được khảo sát đang làm việc đang trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhưng chỉ có 7% cho biết sẽ tiếp tục công việc của mình trong tương lai.
Ngược lại, nhiều người bày tỏ mong muốn làm việc tại các tổ chức xuyên quốc gia có trụ sở tại nước ngoài (10% ở thời điểm hiện tại, 17% trong tương lai) và cho chính phủ (13% ở thời điểm hiện tại, 16% trong tương lai). Kết quả này cũng cho thấy, mức độ ưu tiên trong việc ổn định thu nhập.
Bên cạnh đó, kết quả trong một số quốc gia cho thấy tinh thần khởi nghiệp, ngay cả khi nó ẩn chứa nhiều rủi ro, vẫn gia tăng tại một số quốc gia. Tại Thái Lan, 26% người trẻ làm việc tự do, con số này ở tương lai là 36%; trong khi ở Việt Nam, thông số này là 19 % và 25%.
Ông Santitarn Sathirathai, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại SEA nhận định: Tỷ lệ 1 trên 4 người được hỏi mong muốn có doanh nghiệp của riêng mình, là đáng khích lệ.Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực trong tương lai, khi chỉ có một phần nhỏ giới trẻ trong khu vực muốn làm việc trong những doanh nghiệp như vậy.
Về lâu dài, tăng cường áp dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để đảm bảo các doanh nhân trẻ và doanh nghiệp nhỏ có đủ tài nguyên phát triển là rất quan trọng.
Khảo sát cho thấy, giới trẻ ASEAN dành trung bình 6 tiếng 4 phút mỗi ngày để sử dụng Internet, với 61% dùng để giải trí và 39% dùng để làm việc. Trong số những quốc gia được khảo sát, giới trẻ Thái Lan đứng đầu về số thời gian online, với 7 tiếng 6 phút. Con số này tại Việt Nam, quốc gia thấp nhất trong danh sách, là 5 tiếng 10 phút. Đánh giá cơ hội cho giới trẻ ASEAN Chia sẻ lý do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện khảo sát đối với giới trẻ ASEAN và việc làm, ông Justin Wood cho rằng, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động đến mọi quốc gia trên thế giới với những công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot tiên tiến, xe tự lái, blockchain, internet vạn vật... đang làm thay đổi mọi thứ từ các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội.Điều quan trọng là cần hiểu rõ những đột phá về mặt công nghệ này tác động như thế nào đến khu vực. Một trong những tác động lớn nhất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, đó là về lĩnh vực việc làm.
Theo đó, khi nghiên cứu lịch sử, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp luôn tạo ra những tác động có tính chất đột phá về bản chất và loại hình công việc của con người.Với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có những dấu hiệu đột phá khi những công nghệ mới được đưa ra trên phạm vi toàn cầu và gây ra những quan ngại nhất định.
Một số người lo ngại những công nghệ đó sẽ làm giảm số lượng việc làm hay tăng cơ hội này, hoặc có gia tăng bất bình đẳng hay không.
Đây là những câu hỏi quan trọng đặt ra tại khu vực ASEAN, nơi có dân số trẻ và đang có mức tăng trưởng nhanh chóng, với 11 nghìn lao động mới mỗi ngày. Con số này sẽ tăng hơn nữa trong 15 năm tới.
Cũng theo ông Justin Wood, những công nghệ đột phá đang làm thay đổi bản chất công việc, các mô hình kinh doanh cũng như cấu trúc của nền kinh tế; không ai biết rõ tác động của những công nghệ này. Tuy nhiên, các công việc cũ sẽ biến mất, công việc mới sẽ xuất hiện.Trong bối cảnh đó, cần có sự kết nối với giới trẻ ASEAN để đánh giá lực lượng này hiểu như thế nào về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư từ quan điểm triển vọng việc làm cũng như những cơ hội về thu nhập trong tương lai. Do đó, WEF đã phối hợp với SEA thực hiện khảo sát trên.
Đưa ra khuyến nghị để cải thiện năng suất lao động khi sử dụng internet, ông Santitarn Sathirathai cho rằng, mỗi cá nhân có sự khác biệt về việc dành thời gian cho công việc và giải trí.Mức độ này thay đổi theo trình độ, mức độ giáo dục. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao càng dành nhiều thời gian cho công việc.
Theo ông Santitarn Sathirathai, hiện không có quá nhiều người sử dụng giáo dục trực tuyến. Những người có trình độ giáo dục càng cao càng cho rằng giáo dục trực tuyến không ưu việt hơn giáo dục theo phương pháp bình thường. Tuy nhiên, nhiều người trình độ thấp hơn lại cho rằng giáo dục trực tuyến tốt hơn giáo dục truyền thống.
Đánh giá đây là một điểm thú vị, ông Sathirathai đặt giả thiết có thể do những người đã được giáo dục chính thống không tìm được giá trị gia tăng nhiều từ giáo dục trực tuyến.
Song, những cá nhân không được giáo dục chính thống lại cho rằng giáo dục trực tuyến rất hữu ích, có khả năng thay thế cho giáo dục chính thống. Từ những nhận định này, ông Sathirathai cho rằng giáo dục trực tuyến có tiềm năng bao trùm hơn.
Trong tổng số khoảng 64 nghìn công dân ASEAN tham gia thực hiện khảo sát, Việt Nam có khoảng 10 - 11 nghìn thanh niên, tương đương về số lượng người tham gia đến từ các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.Về tương quan năng lực cạnh tranh, ông Justin Wood cho rằng Việt Nam có thế mạnh và nhiều cơ hội tốt, có số lượng dân số tương đối lớn muốn trở thành doanh nhân. Đa số các doanh nhân Việt được khảo sát cũng chia sẻ, sự phát triển công nghệ có tiềm năng hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ nhiều hơn là tạo ra những rào cản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: PPP là công cụ quan trọng để "hút" đầu tư vào nông nghiệp
13:08' - 11/09/2018
“Việt Nam coi PPP là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào ngành, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường đầu tư vào chế biến sâu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch điều hành WEF: Doanh nghiệp khởi nghiệp là động lực của công nghệ mới
12:47' - 11/09/2018
Theo Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab, sự hiện diện của Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi không chỉ mô hình kinh doanh mà còn tạo ra sự khác biệt đối với các nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả”
11:16' - 11/09/2018
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/9, Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả...." do Bộ KH và CN Việt Nam chủ trì
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.