WHO: Có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu
Các chuyên gia về vaccine phòng bệnh COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu và đòi hỏi có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định vấn đề này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo rằng tình trạng đông máu sẽ được lưu ý như một tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca dù "rất hiếm xảy ra". Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn cao hơn rất nhiều so với những nguy cơ hy hữu này.
Ngày 7/4, tiểu ban của Ủy ban Tư vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine (GACVS) đã triệu tập một cuộc họp nhằm đánh giá thông tin mới nhất của EMA, Anh và một số cơ quan dược phẩm khác.
Dựa vào những thông tin hiện nay, GACVS cho rằng có mối quan hệ liên quan giữa vaccine và hiện tượng đông máu với tình trạng tiểu cầu thấp nhưng chưa thể khẳng định mức độ. Theo GACVS, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu để hiểu thấu đáo hơn về mối liên quan giữa vaccine và yếu tố rủi ro.
GACVS khẳng định: "Những trường hợp đang được đánh giá là rất hiếm. Trong số 200 triệu người trên thế giới đã được tiêm vaccine AstraZeneca, tỷ lệ xuất hiện chứng đông máu là rất thấp".
GACVS nêu rõ: "Không có gì thay đổi trong khuyến nghị của WHO - đó là tiếp tục tiêm vaccine".
Theo GACVS, những tác dụng phụ xảy ra trong vòng 2 hoặc 3 ngày sau khi tiêm vaccine AstraZeneca là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự đoán. Những trường hợp cá biệt xuất hiện những triệu chứng nặng, kéo dài từ 4 - 20 ngày sau khi tiêm, sẽ được theo dõi y tế một cách thận trọng.
Trong khi đó, cùng ngày, hãng dược phẩm AstraZeneca cho biết hai nghiên cứu vừa được Anh và EMA tiến hành đều tái khẳng định mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ “rất hiếm hoi” giữa vaccine với hiện tượng đông máu, song lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn nhiều so với những rủi ro có thể xảy ra. Các nghiên cứu trên đều khẳng định vaccine AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ cao và lợi ích mang lại là rất lớn.
Những hiện tượng thường gặp nhất sau tiêm là khó thở, đau ngực, phù chân, đau bụng dai dẳng, các triệu chứng thần kinh như đau đầu dữ dội và dai dẳng hoặc mờ mắt và các đốm máu nhỏ dưới da sau tiêm.
GACVS đề xuất triệu tập cuộc họp của nhóm các chuyên gia lâm sàng gồm cả bác sĩ huyết học để tư vấn về chẩn đoán lâm sàng cũng như xử lý những trường hợp biến chứng nặng.
Dự kiến, các thành viên GACVS sẽ họp lại vào tuần tới để đánh giá số liệu bổ sung cũng như đưa ra các khuyến nghị khác nếu có liên quan./.
>>UNICEF đề xuất các biện pháp nhằm phân phối vaccine công bằng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Anh sẽ sử dụng vaccine COVID-19 của Moderna từ giữa tháng 4
07:38' - 07/04/2021
Dự kiến trong tháng 4 này, Anh sẽ có thêm 12 triệu liều vaccine để tiêm phòng COVID-19 mũi thứ 2 và Anh sẽ bắt đầu tiêm phòng bằng vaccine của Moderna vào giữa tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Đại học Oxford tạm dừng thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 ở trẻ em
07:19' - 07/04/2021
Đại học Oxford của Anh đã công bố tạm dừng việc thử nghiệm lâm sàng loại vaccine ngừa COVID-19 mà trường này phát triển cùng với công ty AstraZeneca trên khoảng 300 tình nguyện viên từ 6 đến 17 tuổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế Czech và Slovakia sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến
07:30'
Theo trang tin patria.cz, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp hơn triển vọng của nền kinh tế CH Czech trong năm 2021 với dự kiến tăng trưởng 4,2%, thấp hơn mức dự kiến tăng 5,1% đưa ra năm ngoái.
-
Ý kiến
OECD cảnh báo thực trạng định giá carbon thấp trên toàn thế giới
07:10'
Không có nền kinh tế lớn nào trên thế giới có chính sách định giá carbon phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn nhiệt độ trên toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C.
-
Ý kiến
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN năm 2022
12:33' - 09/04/2021
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ lên tới 7,2% và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN.
-
Ý kiến
IMF: Campuchia sẽ vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới
11:37' - 09/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia sẽ tăng từ 4,2% năm 2021 lên 6,0% năm 2022, đưa Campuchia vào nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm tới.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam đặt hy vọng vào thế hệ lãnh đạo mới
08:40' - 09/04/2021
Báo Pretoria News đã đăng bài của bà Val Boje – Chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Nam Phi – về những hy vọng mà người dân Việt Nam dành cho đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước.
-
Ý kiến
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện thể chế và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
16:28' - 08/04/2021
Ngày 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Ý kiến
Báo Nam Phi: Việt Nam với cơ hội, sự ngưỡng mộ và đánh giá cao
07:30' - 08/04/2021
Việt Nam có cơ cấu lãnh đạo tập thể gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với vai trò quan trọng của Bộ Chính trị hiện gồm 18 thành viên.
-
Ý kiến
NIID: Khả năng lây nhiễm của biến thể mới SARS-CoV-2 cao gấp 1,32 lần
07:15' - 08/04/2021
Theo Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID), khả năng lây lan của SARS-CoV-2 chủng biến thể cao gấp 1,32 lần so với chủng thông thường, đặc biệt là tại các tỉnh Osaka, Hyogo, Miyagi.
-
Ý kiến
WRC: 40.000 công nhân may mặc bị nợ tiền trợ cấp thôi việc
15:50' - 07/04/2021
Theo Hiệp hội Quyền lợi người lao động (WRC), 31 nhà máy dệt may cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã nợ 40.000 công nhân khoảng 40 triệu USD tiền trợ cấp thôi việc.