WHO kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định rút lui
Ngày 3/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác các lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để rút Mỹ khỏi WHO, đồng thời một lần nữa kêu gọi Washington xem xét lại quyết định này.
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị Ban Chấp hành WHO, ông Tedros nhấn mạnh: "Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định này và hy vọng Mỹ sẽ xem xét lại".
Ông Tedros lần lượt phân tích các lý do được nêu trong sắc lệnh của ông Trump về việc rút khỏi tổ chức - được ký ngay trong những giờ đầu tiên sau khi ông trở lại nhiệm sở hôm 20/1. Người đứng đầu WHO đồng thời nêu bật những gì cơ quan y tế Liên hợp quốc đã và đang thực hiện trong từng lĩnh vực.
Về cải cách và đóng góp tài chính, ông Tedros bác bỏ nhận định trong sắc lệnh của ông Trump cho rằng WHO đã "thất bại trong việc thông qua các cải cách cấp thiết". Ông nhấn mạnh trong 7 năm qua, WHO đã thực hiện "những cải cách sâu rộng và toàn diện nhất trong lịch sử tổ chức".
Liên quan tới cáo buộc WHO "đòi hỏi các khoản đóng góp quá cao từ Mỹ một cách bất hợp lý", Ông Tedros nhấn mạnh tổ chức đã và đang nỗ lực mở rộng cơ sở các nhà tài trợ. Người đứng đầu WHO cho biết việc chuyển dịch cân bằng từ các khoản đóng góp tự nguyện - chiếm phần lớn nguồn thu của WHO - sang phí thành viên thường xuyên sẽ giải quyết vấn đề "phụ thuộc quá mức" vào các nhà tài trợ lớn.
Đáp lại cáo buộc về việc WHO phạm sai lầm khi đối phó đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tedros nhấn mạnh những hành động nhanh chóng của tổ chức ngay từ những tín hiệu đầu tiên về "bệnh viêm phổi do virus" lan rộng ở Trung Quốc để cảnh báo thế giới, công bố hướng dẫn và bảo vệ người dân.
Mặc dù thừa nhận có những thách thức và điểm yếu trong quá trình này, song ông Tedros khẳng định WHO đã triển khai những biện pháp để giải quyết những vấn đề đó, đồng thời tạo ra nhiều tổ chức mới để cải thiện công tác ứng phó như Quỹ đại dịch, Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA, cùng với thỏa thuận mới về đại dịch đang được đàm phán giữa các quốc gia thành viên WHO.
Cuối cùng, Tổng Giám đốc Tedros khẳng định WHO luôn duy trì tính khách quan và không chịu ảnh hưởng chính trị từ bất kỳ quốc gia nào. Ông cho biết WHO luôn giữ vững cam kết của mình trong việc dựa vào các dữ liệu khoa học và khuyến nghị y tế để đưa ra các quyết định, bất chấp các áp lực chính trị.
- Từ khóa :
- tổ chức y tế thế giới
- who
- mỹ
- mỹ rút khỏi who
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WHO xem xét cắt giảm 400 triệu USD ngân sách sau khi Mỹ rút lui
19:33' - 03/02/2025
Các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ thảo luận về việc cắt giảm khoảng 400 triệu USD trong ngân sách của mình, sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi tổ chức này.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
10:32' - 21/01/2025
Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Đời sống
WHO tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi
08:32' - 12/01/2025
WHO thông báo trong báo cáo mới nhất rằng đợt bùng phát đang diễn ra do nhiều nhánh của virus, bao gồm cả biến thể Clade Ib, đang lây lan chủ yếu ở CHDC Congo và các quốc gia lân cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Điểm đến quan trọng cho sự phát triển của năm 2025
16:32' - 03/02/2025
Theo trang vietnam-briefing.com, việc Chính phủ Việt Nam đưa ra loạt ưu đãi và các cơ chế pháp lý thử nghiệm, triển vọng cho các nhà đầu tư công nghệ số tại Việt Nam đang rất hứa hẹn.
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Trung Quốc đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt -Trung
15:02' - 03/02/2025
Ông Lôi Tiểu Hoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) đề xuất 4 nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác thực chất Việt Nam-Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Ai Cập và Djibouti kêu gọi các nỗ lực chung để bảo vệ an ninh ở Biển Đỏ
08:51' - 03/02/2025
Lãnh đạo Ai Cập và Ngoại trưởng Djibouti đã thảo luận về tình hình an ninh ở Biển Đỏ, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải thúc đẩy các nỗ lực chung để bảo vệ eo biển Bab El-Mandeb.
-
Ý kiến và Bình luận
Quảng Ngãi khát vọng sớm trở thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng Quốc gia
12:27' - 01/02/2025
Xây dựng Trung tâm Lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) là quyết sách lớn, quan trọng của Bộ Chính trị.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà sử học Brazil đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
09:59' - 01/02/2025
Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, là một trong những tổ chức chính trị lâu đời và có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ đề xuất chính sách thương mại với đồng minh
06:00' - 01/02/2025
Đã đến lúc Washington cần hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ và tăng cường ngành chế tạo trong nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân Nhật Bản ủng hộ chống lãng phí thực phẩm
08:40' - 30/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả khảo sát mới đây của công ty Kuradashi cho thấy hơn 80% người dân Nhật Bản được hỏi muốn mang đồ ăn thừa từ nhà hàng về.
-
Ý kiến và Bình luận
Qatar và Mỹ kêu gọi thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
13:51' - 29/01/2025
Qatar và Mỹ đã kêu gọi Israel và các phe phái Palestine thực thi đầy đủ mọi điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thỏa thuận trao đổi tù nhân.
-
Ý kiến và Bình luận
BDI: Kinh tế Đức đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng
19:05' - 28/01/2025
Theo đánh giá của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), nền kinh tế nước này đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ tiếp tục suy giảm trong năm nay.