WTO: Các quốc gia đang thúc đẩy nhập khẩu với quy mô lớn
Theo báo cáo giữa năm của Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevêdo về thương mại thế giới, về điểm tiêu cực, đã có 56 biện pháp hạn chế thương mại mới không liên quan đến đại dịch COVID-19 đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/2019 đến giữa tháng 5/2020.
Chủ yếu là các biện pháp tăng thuế, cấm nhập khẩu, thuế xuất khẩu và các thủ tục hải quan liên quan đến xuất khẩu chặt chẽ hơn. Đáng chú ý, các hạn chế nhập khẩu mới ảnh hưởng đến lượng hàng hóa được mua bán trị giá 423,1 tỷ USD, giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng cao thứ ba kể từ tháng 10/2012.Theo tính toán của WTO, giá trị thương mại cộng dồn của các biện pháp hạn chế nhập khẩu được thực hiện từ năm 2009 đến nay là 1.700 tỷ USD tương đương 8,7% nhập khẩu toàn cầu, trong đó con số này hàng năm đã tăng nhanh kể từ năm 2009 cả ở khía cạnh giá trị và tỷ lệ phần trăm nhập khẩu toàn cầu.
Về những điểm tích cực, báo cáo cho rằng mặc dù các biện pháp hạn chế thương mại vẫn phổ biến, các thành viên WTO đang có xu hướng thực hiện chính sách thúc đẩy thương mại trên nhiều lĩnh vực, với 51 biện pháp thúc đẩy thương mại mới không liên quan đến đại dịch COVID-19 được triển khai. Những biện pháp này chủ yếu bao gồm các biện pháp xóa bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm thuế xuất khẩu. Cũng theo báo cáo, giá trị thương mại của các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu không liên quan đến đại dịch COVID-19 ước đạt 739,4 tỷ USD cao hơn đáng kể so với con số 544,7 tỷ USD được ghi nhận tại báo cáo trước (từ giữa tháng 5 đến tháng 10/2019) và là con số cao thứ hai kể từ tháng 10/2012.Theo WTO, từ giữa tháng 10/2019 đến giữa tháng 5/2020, các thành viên WTO đã thực hiện 363 biện pháp mới về thương mại hoặc liên quan đến thương mại, trong đó 198 biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại và 165 biện pháp hạn chế thương mại. Hầu hết các biện pháp này gồm 256/363 biện pháp (chiếm 71%) liên quan đến ứng phó với đại dịch COVID-19, trong số đó, 109 biện pháp hạn chế thương mại và 147 biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại, theo đó 57% các biện pháp có liên quan đến đại dịch COVID-19 là thúc đẩy thương mại. Về ảnh hưởng của đại dịch đối với thương mại, theo WTO, mặc dù được xây dựng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhưng báo cáo chưa phản ánh được hết ảnh hưởng to lớn của đại dịch đối với thương mại. Theo dữ liệu do WTO công bố vào ngày 22/6, ước tính quý II/2020 thương mại toàn cầu giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước. Về các biện pháp hỗ trợ kinh tế nói chung, chỉ có 21% thành viên cung cấp thông tin cho WTO về các biện pháp này. Trên cơ sở thông tin nhận được và nghiên cứu của mình, WTO cho rằng trong thời kỳ báo cáo, các thành viên WTO dường như tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế như một phần của chính sách thương mại tổng thể.Trong thời kỳ báo cáo đã chứng kiến một số lượng chưa có tiền lệ về các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp do các thành viên WTO thực hiện nhằm ứng phó với những suy giảm về kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra. Hầu hết các biện pháp này mang tính chất tạm thời. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp tài khóa, tài chính, các biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cung cấp các khoản vay và bảo lãnh tín dụng. Một số biện pháp là hỗ trợ một lần và một số biện pháp có thời gian giải ngân từ vài tháng đến ba năm. Một số trong những biện pháp này nằm trong chương trình giải cứu trị giá hàng nghìn tỷ USD.Về các biện pháp thương mại khác, báo cáo cũng đề cập về việc các thành viên WTO tiếp tục thông báo về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), với số lượng biện pháp nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái. Từ ngày 1/2 – 15/ 5/2020, 19 quốc gia thành viên WTO đã thông báo cho 29 biện pháp SPS được thực hiện để đối phó với đại dịch; trong khi bản chất của hầu hết các biện pháp này đã thay đổi, từ các hạn chế ban đầu đối với nhập khẩu động vật và/hoặc quá cảnh từ các khu vực bị ảnh hưởng và các yêu cầu chứng nhận bổ sung, chuyển sang các biện pháp hỗ trợ thương mại trong tháng 4 như sử dụng chứng chỉ điện tử để kiểm tra;14 Thành viên WTO đã gửi 53 thông báo/thông tin liên lạc về các tiêu chuẩn và quy định để đối phó với đại dịch COVID-19, bao gồm nhiều loại sản phẩm thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị y tế, vật tư y tế, thuốc và thực phẩm.
Các thành viên WTO tiếp tục sử dụng rộng rãi quy trình xem xét của Ủy ban Nông nghiệp và đưa ra tổng cộng 298 câu hỏi liên quan đến thông báo của các thành viên và về các vấn đề triển khai cụ thể; liên quan đến đại dịch COVID-19, 3 thành viên WTO đã thông báo cho ủy ban về 4 biện pháp tạm thời để đối phó với các mối đe dọa an ninh lương thực. Báo cáo cũng đề cập các biện pháp thương mại có liên quan đến sở hữu trí tuệ (TRIPs), trong đó nhiều thành viên thi hành các biện pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển và phổ biến các công nghệ ngành y nhằm ứng phó COVID-19, giảm các yêu cầu thủ tục và gia hạn các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ.Về thúc đẩy đàm phán, báo cáo cũng nêu việc các thành viên tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán đặc biệt là về trợ cấp thủy sản, dựa trên quyết định của các thành viên tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 (MC11); đồng thời các nhóm thành viên cũng tiếp tục theo đuổi các thảo luận nhóm về các vấn đề khác, bao gồm thương mại điện tử, tạo thuận lợi đầu tư, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, quy định trong nước về dịch vụ và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Tuy nhiên, khả năng tham gia đàm phán cụ thể của các Phái đoàn tại Geneva đều bị hạn chế do các hạn chế về di chuyển và việc các nước đều tập trung ưu tiên ứng phó với đại dịch COVID-19.Trên cơ sở các số liệu tại báo cáo, Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh, việc duy trì lưu chuyển thương mại và đầu tư quốc tế mở cửa là cực kỳ quan trọng đối với quá trình hồi phục nền kinh tế, doanh nghiệp và sinh kế trên toàn thế giới; để có sự hồi phục mạnh mẽ cần có nỗ lực và vai trò tập thể của các thành viên WTO; cần nỗ lực gấp đôi để duy trì tính minh bạch và có thể dự đoán trước của hệ thống thương mại đa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ xem xét lại việc tiếp tục thỏa thuận thương mại với ASEAN
17:22' - 01/08/2020
Chính phủ Ấn Độ đang xem xét lại việc tiếp tục Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Anh và EU kéo dài đến tháng 10
08:57' - 01/08/2020
Ngày 31/7, Trưởng đoàn đám phán thương mại của Anh David Frost cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do đến ngày 2/10.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Argentina tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế thương mại
07:53' - 29/07/2020
Việt Nam và Argentina cần chú trọng tới việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và thiết lập các mối quan hệ liên minh chiến lược quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
WHO: Hạn chế xuất-nhập khẩu tác động tiêu cực tới thương mại toàn cầu
21:06' - 24/07/2020
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 24/7 cho biết thương mại toàn cầu đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp hạn chế nhập khẩu do dịch COVID-19 ngay khi các nền kinh tế cần tái thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.