WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
Với mức thuế trung bình Việt Nam áp cho các hàng hóa nhập khẩu hiện nay theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tính toán là 9,4% thì việc Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam đang áp mức thuế lên đến 90% cho các sản phẩm của nước này, và tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại và xây dựng mối quan hệ thương mại hài hòa, bền vững với Hoa Kỳ.
Đảm bảo tính công bằng, hợp lý
Công bằng và hợp lý là điều Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhắc đến trong buổi làm việc chiều 4/4 với các doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội và cơ quan liên quan để tham vấn giải pháp xử lý đối với chính sách áp thuế suất đối ứng của Chính phủ Hoa Kỳ. Ông lý giải “chúng tôi nghĩ rằng sự bình đẳng là trong tỷ lệ thuế suất, từng sắc thuế, chứ không phải bình đẳng về kim ngạch nhập khẩu. Bởi vì nền kinh tế của Việt Nam và nền kinh tế Hoa Kỳ hoàn toàn chênh lệch. Nền kinh tế của Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển, gấp đến 60 lần nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế có 500 tỷ USD, trong khi Hoa Kỳ là 30 nghìn tỷ USD. Rõ ràng không thể đảm bảo sự cân bằng, mà phải là tính công bằng và hợp lý”.
Hầu hết các ý kiến tại buổi làm việc này đều bày tỏ quan ngại việc áp thuế đồng loạt 46% với các hàng hóa xuất xứ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn tạo ra gánh nặng cho chính người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ… Những ngành hàng như nông, lâm, thủy sản, giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ không chỉ là những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao, có lợi thế so sánh, mà còn bổ trợ cho nền kinh tế, có lợi cho người tiêu dùng nước này.
Dẫn con số kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta sang Hoa Kỳ năm 2024 là hơn 1,8 tỷ USD và với tốc độ tăng trưởng hiện nay thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng đầu về thị phần (chiếm hơn 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung), trong đó khoảng 1,1 tỷ USD là các mặt hàng từ nuôi trồng và hơn 700 triệu USD từ khai thác biển, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Việt Nam đang nhập đậu tương và sản phẩm khô đậu tương của Hoa Kỳ để làm thức ăn chăn nuôi. Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai chúng ta nhập những sản phẩm này để sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó phần đa là sử dụng cho các ngành nuôi trồng thủy sản.
Năm 2024, có đến 40% lượng đậu tương nhập khẩu về là từ Hoa Kỳ, còn khô đậu tương là gần 16%. Sản lượng ở cả hai mặt hàng này đều gần 1 triệu tấn. Nội dung này Chính phủ cần đưa vào chương trình đàm phán chính sách thuế với phía Hoa Kỳ.
Theo ông Nam, thị trường Hoa Kỳ hiện nay là thị trường dẫn dắt, bởi vậy, những tác động từ chính sách thuế quan này sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, với những đơn hàng lớn, giá trị cao. Khảo sát nhanh, “hiện có khoảng 40.000 tấn thủy sản của VASEP đang lênh đênh trên biển sang Hoa Kỳ trong một vài ngày tới”.
Sự không rõ ràng trong chính sách thuế hiện tại của Hoa Kỳ dẫn đến khả năng, nếu Hải quan nước này tính thuế dựa trên ngày hàng cập cảng (sau 9/4/2025), các lô hàng đang vận chuyển sẽ chịu mức thuế 46%, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng theo phương thức DDP (giao hàng tận kho, doanh nghiệp Việt Nam trả toàn bộ chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế... trước khi giao hàng và chờ thanh toán từ đối tác Hoa Kỳ) với giá dựa trên mức thuế hiện tại, thường 0% hoặc 5,5-7% do thuế chống bán phá giá.
Giãn thời gian áp thuế trong 3 tháng để chờ đàm phán
Đại diện VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm đàm phán với Hoa Kỳ xác định thống nhất mốc thời gian áp thuế nhập khẩu mới là ngày xuất khẩu được xác định trên vận đơn, đồng thời đàm phán để điều chỉnh giảm thuế xuống mức phù hợp nhất, tách riêng mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo danh mục hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức thuế tương ứng. Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét chủ động giảm thuế nhập khẩu về 0% cho nguyên liệu thủy sản của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Tổng thư ký VASEP cũng đề xuất về việc đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ giãn thời gian áp thuế trong 3 tháng.
Đồng tình với kiến nghị của VASEP đề nghị đàm phán với phía Hoa Kỳ lui lại ngày thực thi áp mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày hoặc ít nhất 60 ngày như Nghị viện Hoa Kỳ đang đề xuất, bà Đỗ Thị Thúy Hương, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ làm rõ danh mục hàng hóa chịu thuế 46%, đàm phán nhằm giảm mức thuế hoặc miễn trừ cho một số sản phẩm điện tử chủ lực. Cùng với đó, Hiệp hội đề xuất các doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để tránh bị nghi ngờ lẩn tránh thuế, hoặc sử dụng nguyên liệu từ nước thứ ba, phối hợp với Bộ Công Thương cung cấp thông tin minh bạch cho phía Hoa Kỳ.
“Điều này đặc biệt quan trọng khi phía Hoa Kỳ từng điều tra các ngành hàng như thép và nhôm của Việt Nam trong quá khứ”, bà Hương nói.
Ngoài ra, bà đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư công nghệ, đặc biệt là cho phép hỗ trợ nhập khẩu các công nghệ cao từ Hoa Kỳ với mức thuế suất 0%; cho biết, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng công, nông nghiệp chủ lực của cả nước để cùng có tiếng nói chung và tăng sức mạnh trong vận động chính sách giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
Nêu quan điểm cách làm của Việt Nam hiện nay là hài hòa khi lựa chọn ứng phó mềm dẻo, tránh đối đầu, đây cũng là biện pháp mà Chính phủ các nước ASEAN áp dụng, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) lạc quan cho rằng, Việt Nam đặc biệt có lợi thế trong việc xử lý các vấn đề Hoa Kỳ nêu ra, vì công cuộc cải cách tinh gọn hiện nay có tác dụng rất mạnh trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế, và sẽ gỡ điểm nghẽn với các sản phẩm chủ lực của Hoa Kỳ vào Việt Nam như nông sản, dược phẩm, thiết bị y tế, vaccine, LNG, thiết bị máy móc giá trị cao như tua-bin khí, động cơ máy bay…
“Thực tế Việt Nam không phải nhân nhượng nhiều trong việc cắt giảm các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa Hoa Kỳ. Những rào cản phi thuế quan này giúp cho chính nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ chắc chắn nắm được điều này. Chúng tôi đã thông báo rất rõ vấn đề này cho Đại sứ quán”, theo ông Thành.
“Trong tuyên bố tại Nhà Trắng hôm 2/4, ông Trump 2 lần nhắc đến Việt Nam. Đến lần thứ 2 ông bảo, Việt Nam họ thích tôi, tôi thích họ, họ là những người đàm phán rất giỏi, nhưng họ đánh thuế chúng ta đến 90% thì chúng ta sẽ đánh thuế họ 46%”, kể câu chuyện này, ông Vũ Tú Thành phân tích “nghiên cứu kỹ đây không phải công thức để tính thuế, bản chất là công thức rất cơ bản để đưa thâm hụt thương mại về 0”, vì vậy, điều Hoa Kỳ quan tâm là Việt Nam làm gì để nhập được hàng của họ. Ông khuyến nghị trong đàm phán cần tập trung thảo luận những vấn đề, lĩnh vực có thể cho ra được kết quả ngay, lý tưởng là trước 9/4.
Nhận định, Việt Nam nên mua thêm hàng hóa từ Hoa Kỳ và cần có những cam kết mạnh mẽ hơn, theo bà Virginia Foote, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội khuyến nghị, cần cho Hoa Kỳ thấy được những nỗ lực trong việc chống trung chuyển hàng hóa, giải quyết triệt để những cáo buộc, tin đồn không có lợi cho Việt Nam.
“Quan hệ hai nước đã đi qua chặng đường rất dài, với nhiều thành tựu, mối quan hệ khăng khít từ cấp chính trị, nhân dân, hợp tác giáo dục… Mối quan hệ của chúng ta đang bị tổn thương bởi những rào cản này, do đó chúng tôi rất muốn làm việc với Chính phủ Việt Nam để nghĩ ra những biện pháp giảm những rào cản, thách thức, để hai nền kinh tế cùng phát triển mạnh mẽ”, bà Virginia Foote nói.
Rất nhiều khuyến nghị đã được cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, chuyên gia kinh tế, các hiệp hội đưa ra cho Chính phủ Việt Nam những ngày qua, nhằm tăng cường đối thoại, thúc đẩy đàm phán song phương với Hoa Kỳ, hướng đến thỏa thuận mức áp thuế đối ứng hợp lý, phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích hai bên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế quan
17:51' - 06/04/2025
Tổ công tác có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới, khu vực, các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Có những giải pháp tích cực với phía Hoa Kỳ về thuế đối ứng
17:19' - 06/04/2025
Tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hiện nay Chính phủ đang có những giải pháp tích cực để tiếp xúc với phía Hoa Kỳ và có giải pháp hài hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25' - 06/04/2025
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16' - 06/04/2025
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.