Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ thông báo về tình hình phả triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm; nội dung phiên họp buổi sáng cùng ngày do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tập trung đánh giá tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và quý I năm 2025; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
Trong quý I/2025, tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường. Đặc biệt, Hoa Kỳ đột ngột công bố chính sách thuế quan đối ứng rất cao, gây căng thẳng thương mại leo thang, có thể gây đứt gãy chuỗi thương mại, cung ứng toàn cầu, tác động mạnh đến tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng nhìn nhận còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, đặc biệt là chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Cùng đó, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao mục tiêu tăng trưởng nội địa trên địa bàn(GDP) cả năm từ 8% trở lên còn khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công ở hầu hết bộ, ngành, địa phương còn chưa đạt; cầu tiêu dùng tăng chậm; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn.
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới; trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
Tinh thần chung là bản lĩnh, bình tĩnh khi gặp khó khăn, phát huy văn hóa và trí tuệ Việt Nam để có giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chủ động rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch cụ thể để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ. Giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo Tổ công tác triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp, công việc cụ thể trên các lĩnh vực; kết nối chặt chẽ với Đoàn công tác đàm phán của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, Nghị quyết trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương 2 cấp theo tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, tăng cường triển khai Đề án 06; đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia sâu rộng, toàn diện cũng như việc chia sẻ các cơ sở dữ liệu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Phấn đấu năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh; 100% thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, kịp thời điều chuyển vốn cho các dự án có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ; tập trung thu hút, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao.
Đặc biệt, khai thác hiệu quả 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thúc đẩy các FTA mới; đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng, sản phẩm.
Mặt khác, xây dựng gói chính sách kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng…, đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; nghiên cứu mở rộng diện miễn thị thực nhập cảnh cho một số đối tượng, quốc gia phù hợp.TL
Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; tài sản số, tiền kỹ thuật số, quỹ đầu tư quốc gia; khẩn trương trình Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng và xây dựng đề án phát triển Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, xây dựng phương án, kịch bản tăng trưởng quý II và các quý còn lại của năm 2025.
Tăng cường quản lý thu, nhất là từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên cho đầu tư phát triển. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa.
Xây dựng các gói tín dụng cho phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ các ngành chủ lực, giải quyết đầu ra cho nông dân. Đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trong năm 2025; tổ chức khánh thành, khởi công đồng thời các công trình tại các miền Bắc - Trung - Nam nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tiếp tục xử lý có kết quả các dự án tồn đọng kéo dài, chống lãng phí. Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu: Chuẩn bị tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước; tập trung triển khai quyết liệt phong trào thi đua"Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025"; đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…
Mặt khác, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; chuẩn bị tốt việc đón các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam. Đặc biệt, tăng cường thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, không để những thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của các lĩnh vực và cả nước.
Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông báo, trong quý I, Chính phủ thống nhất đánh giá, trong bối cảnh tình hình nêu trên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế- xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I năm 2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Cụ thể, tăng trưởng quý I đạt 6,93%, mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tăng trưởng ban đầu. Cả 3 khu vực đều tăng trưởng tốt: nông nghiệp tăng 3,74%; công nghiệp, xây dựng tăng 7,42%; dịch vụ tăng 7,70%. Các địa phương đầu tầu tăng trưởng tốt: TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51%, Hà Nội tăng 7,35% và 9 địa phương tăng trưởng 2 con số (Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định Đà Nẵng, Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam).
Ngoài ra, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 3,22%. Xuất, nhập khẩu tháng 3 tăng 18,2% so với tháng 2 và 16,6% so với cùng kỳ; tính chung quý I tăng 13,7% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 17%, xuất siêu 3,16 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 8,3%; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 34,7%; vốn FDI thực hiện tăng 7,2% (cao nhất so với quý I trong 5 năm qua).
Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung quý I tăng 9,9%. Khách quốc tế tháng 3 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 28,5%; quý I đạt trên 6 triệu lượt, tăng 29,6%. Sản xuất kinh doanh có dấu hiệu khởi sắc. Trong tháng 3 có 15.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 54,2% so với tháng 2 và tăng 3,4% so với cùng kỳ. Tính chung quý I có 72.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động, tăng 18,6%...
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.