"Xanh hóa" dệt may: Doanh nghiệp đối mặt rào cản gì?
Việc "xanh hóa", ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; trong đó nhấn mạnh quan điểm phát triển xuất nhập khẩu gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có chuẩn bị gì, những khó khăn nào đang chờ đợi doanh nghiệp khi thực hiện quá trình “xanh hóa? Để giải đáp vấn đề này phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thực trạng "xanh hóa" của các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay? Ông Trương Văn Cẩm: Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và vấn đề xanh hóa ngành dệt may đã được doanh nghiệp ngành dệt may quan tâm. Hiệp hội Dệt may Việt Nam từ năm 2017 đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững đồng thời triển khai rất nhiều hoạt động và đã có tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã triển khai chương trình xanh hóa như thay thế lò hơi đốt than, đốt dầu bằng lò hơi điện, lắp đặt điện mặt trời áp mái, xử lý nước cũng như tái sử dụng nước thải…. và đã đạt được những kết quả nhất định.Phóng viên: Hiện nay, các tiêu chuẩn để hàng Việt Nam vào được thị trường EU là rất khắt khe; trong đó có yêu cầu về hàng tái chế, đảm bảo môi trường. Vậy thực hiện chuyển đổi sản xuất xanh, sạch hơn có tác động thế nào tới xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may, thưa ông? Ông Trương Văn Cẩm: Việc xanh hóa ngành dệt may không chỉ góp phần vào việc thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mà còn thực hiện yêu cầu cũng như quy định của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Cụ thể như Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược về dệt may; trong đó yêu cầu ngay từ khâu thiết kế phải đảm bảo là thiết kế sinh thái và quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng phải đảm bảo là tiêu dùng bền vững. Cùng với đó, sản xuất tiêu dùng nhanh sẽ được thay thế bằng sản xuất tiêu dùng bền vững. Sau khi tiêu dùng xong, sản phẩm có thể có khả năng tái chế lại và tái sử dụng để đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường. Các quy chuẩn này sẽ ngày càng cao dựa trên mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, xã hội và người tiêu dùng trước khi các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các quy chuẩn này sẽ không cố định mà liên tục thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu sẽ gặp khó khi xuất khẩu vào những thị trường này. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp phải tập trung triển khai nhanh nếu như muốn khai thác tốt những thị trường như Mỹ hay EU và các thị trường lớn khác. Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào về những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải trong tiến trình "xanh hóa", rào cản ở đây là gì?Ông Trương Văn Cẩm: Có ba vấn đề được cho là khó khăn và rào cản đối với doanh nghiệp trong quá trình xanh hóa.
Thứ nhất, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhận thức đúng về vấn đề này để chuẩn bị tốt nhất cho vấn đề xanh hóa. Thứ hai là vấn đề về tài chính, bởi liên quan đến xanh hóa thì nhu cầu về vốn rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực về tài chính để thực hiện vấn đề này, nhất là doanh nghiệp dệt may phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba, đó là nguồn lực về con người, bởi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng xanh hóa cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư rất quan trọng và cần thiết nhưng các doanh nghiệp vẫn còn yếu. Phóng viên: Để thực hiện xanh hóa ngành dệt may, bên cạnh việc đầu tư về thiết bị, môi trường thì việc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu "sạch" là quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây còn là lĩnh vực mới và chưa có sự quan tâm đầu tư thích đáng, cản trở quá trình "xanh hóa". Vậy ông đánh giá thế nào về vấn đề này? Ông Trương Văn Cẩm: Ngoài việc đầu tư thiết bị công nghệ thì vấn đề sử dụng nguyên liệu là vấn đề quan trọng bởi với Việt Nam hiện nay nguyên liệu đang phải nhập khẩu rất lớn. Khi nhập khẩu nguyên liệu doanh nghiệp cần biết rõ làm thế nào để sử dụng nguyên liệu sạch và truy xuất được nguồn gốc, biết rõ lai lịch. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm. Thứ hai, nếu các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước cần tính đến chuyện nguyên liệu, phụ liệu đó có tái chế được không. Và với yêu cầu nguyên liệu, phụ liệu có thể tái chế được đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều. Hiện nay đã có doanh nghiệp tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, sợi gai, sợi đay, sơ chuối, sơ dứa cũng như nguyên liệu từ vỏ sò hoặc bã cà phê, tuy nhiên quy mô còn nhỏ cho nên cần đầu tư nhiều hơn nữa. Cần nhấn mạnh, ngành dệt may phát triển rất nhanh nhưng vẫn yếu khâu nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, ngành dệt may hy vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm quy hoạch tổng thể, phân bổ thu hút đầu tư, các quỹ khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tài chính... để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 9 tháng: Áp lực lớn với ngành dệt may - da giày
16:47' - 27/09/2022
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may - da giày đều đang phải chịu áp lực lớn từ lạm phát, làm sụt giảm sức tiêu dùng hàng hóa của người dân trên toàn cầu.
-
DN cần biết
Khai mạc chuỗi triển lãm cung ứng chuyên ngành dệt may
14:14' - 21/09/2022
Tại các triển lãm năm nay, cho thấy quy tụ hơn 200 doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Ấn độ, Đức, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan...
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may – da giày ứng phó tình trạng sụt giảm đơn hàng
17:40' - 14/09/2022
Có đơn hàng, thiếu lao động và khi đã đủ lao động thì lại thiếu đơn hàng. Đây đang là nghịch lý trong ngành dệt may, da giày hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44'
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51'
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45'
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29'
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn
-
Doanh nghiệp
Nhiều giải pháp công nghệ tiến tiến sẵn sàng cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
16:41' - 02/07/2025
Về phía Bộ Xây dựng hoan nghênh khung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn 3M trong việc đưa các giải pháp công nghệ vào phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Đưa AI ngôn ngữ Việt ra “sân chơi” toàn cầu
14:55' - 02/07/2025
Viện Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) đã công bố mô hình hiểu tài liệu thị giác CATI-VLM, được phát triển từ kho dữ liệu lớn 5TB. Mô hình này đã xuất sắc lọt Top 12 thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt Trời của Trung Quốc vượt mốc 1 tỷ kW
12:02' - 02/07/2025
Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh xây dựng 9 cơ sở năng lượng sạch trọng điểm.
-
Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla lao dốc trước nguy cơ bị cắt trợ cấp
12:00' - 02/07/2025
Cuộc đối đầu này không chỉ ảnh hưởng đến Tesla. Cổ phiếu của các hãng xe điện khác như Rivian và Lucid cũng lần lượt giảm 2% và 3,8% trong phiên giao dịch ngày 1/7.