Xây dựng chiến lược, tìm kiếm công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất cho Việt Nam
Thúc đẩy Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Đức (VGI) tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và phối hợp với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC) triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ cho Việt Nam là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu từ ngày 23-25/2.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tại buổi làm việc với Mạng lưới VGI, nghe Giáo sư Nguyễn Xuân Thính, Chủ tịch VGI báo cáo về những hoạt động của VGI trong thời gian qua cũng như phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị VGI tăng cường hỗ trợ NIC kết nối, trao đổi với các chuyên gia, đối tác người Việt và quốc tế để cùng tham gia nghiên cứu đề xuất, xây dựng chiến lược, triển khai kêu gọi đầu tư, tìm kiếm công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất cho Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị VGI phối hợp với NIC để thúc đẩy mạnh mẽ việc hợp tác với các đối tác tại Đức như Công viên Công nghệ cao Adlershof, một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của châu Âu; Tập đoàn Infineon, một trong 10 tập đoàn sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, đặc biệt VGI sẽ hỗ trợ, phối hợp với NIC triển khai các hoạt động cùng các đối tác trên.
Chuyến thăm Trung tâm Công nghệ cao Adlershof và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Infineon được xem là một trong những điểm nhấn nhằm hiện thực hóa kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ việc hợp tác với các đối tác Đức.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị Adlershof hỗ trợ, phối hợp với NIC trong việc trao đổi các công ty khởi nghiệp, đưa những công ty này tại Việt Nam sang Đức ươm tạo hoặc đưa các doanh nghiệp/công ty khởi nghiệp của Đức sang Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam; Thông qua VGI, phối hợp với NIC kết nối các doanh nghiệp công nghệ của Đức với thị trường Việt Nam; Tư vấn cho NIC về mô hình quản lý, cơ chế tài chính, vận hành trung tâm công nghệ cao, trung tâm ươm tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển; Nghiên cứu đặt văn phòng tại NIC Hòa Lạc để thực hiện nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu.
Đến thăm Infineon (Infineon Technologies AG), tập đoàn sản xuất chất bán dẫn với khoảng 50.280 lao động và doanh thu đạt 11 tỷ euro trong năm 2021, đánh giá đây là mô hình nhà sản xuất bán dẫn mà Việt Nam mong muốn phát triển trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Infineon chia sẻ về tầm nhìn, chiến lược phát triển mảng sản xuất bán dẫn trong các năm tới và và cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam tham gia vào thị trường này.
Ngoài đề nghị Infineon trao đổi, nghiên cứu khả năng hợp tác với NIC, Bộ trưởng mong muốn Infineon chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát triển, vận hành nhà máy sản xuất, cơ sở lắp ráp chip bán dẫn tại các nước; phối hợp, hỗ trợ kết nối chuyên gia, nhà nghiên cứu về bán dẫn của Infineon để trao đổi, tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn; đề nghị Infineon nghiên cứu khả năng thiết lập trung tâm R&D cũng như khả năng đầu tư dự án chip - bán dẫn tại Việt Nam, ưu tiên tại NIC Hòa Lạc.
Bộ trưởng mong muốn sau khi 2 bên trao đổi, thảo luận thì có thể ký được thỏa thuận hợp tác trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Đức, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với Hội Đức – Việt và đại diện lãnh đạo các hội, đoàn và kiều bào tiêu biểu tại Đức nhằm ghi nhận những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng người Việt tại Đức cũng như mong muốn lắng nghe thông tin, nắm bắt nguyện vọng của các hội đoàn và kiều bào.
Với tư cách là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - CHLB Đức, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Hội Đức - Việt hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Hội hữu nghị Việt - Đức nhằm tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, tích cực mở rộng, kết nối các đối tác tiềm năng về hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ, đào tạo; giới thiệu, quảng bá và thu hút đầu tư vào Việt Nam.
Hiện Việt Nam và Đức có mối quan hệ tốt đẹp, được vun đắp qua nhiều thế hệ, trong đó có hoạt động ngoại giao nhân dân với vai trò quan trọng của Hội Đức - Việt và Hội hữu nghị Việt – Đức. Đây là những cơ sở, tiền đề quan trọng để thiết lập, củng cố và phát triển sự hợp tác chính thức và phi chính thức giữa 2 quốc gia.
Cũng tại buổi gặp gỡ này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đại diện tặng giấy khen cho hơn 50 tập thể và cá nhân tiêu biểu có đóng góp trong công tác cộng đồng năm 2022 tại CHLB Đức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Đức trong đổi mới sáng tạo nông nghiệp
08:38' - 26/02/2023
Đức sẽ phối hợp đưa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu mô hình chuyển đổi và ứng dụng công nghệ của Đức trong nông nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Khảo sát nhu cầu hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
19:18' - 02/02/2023
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thực hiện cuộc khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các DN, đặc biệt là các DN khởi nghiệp sáng tạo mong muốn tham gia hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của NIC
-
Kinh tế tổng hợp
Năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp trên 50% vào tăng trưởng nông nghiệp
15:41' - 30/01/2023
Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30'
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30'
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.
-
Công nghệ
Phụ nữ dân tộc thiểu số thích ứng với công nghệ số
13:30' - 30/06/2025
Việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội không chỉ là một thay đổi công nghệ đơn thuần, mà là sự khởi đầu cho nhiều chuyển biến xã hội sâu sắc.
-
Công nghệ
Vĩnh Long nâng cao kỹ năng về ứng dụng AI và công vụ số cho cán bộ, công chức
08:00' - 30/06/2025
Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bình dân học vụ số với chủ đề “Ứng dụng AI dành cho cán bộ, công chức và viên chức tỉnh Vĩnh Long” năm 2025.
-
Công nghệ
CT Group ra mắt bản thiết kế chip IoT của kỹ sư Việt
20:41' - 29/06/2025
Chiều 29/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn CT Group tổ chức ra mắt thiết kế chip IoT của người Việt, do các kỹ sư của Tập đoàn thiết kế toàn diện với công nghệ thiết kế chip bán dẫn CMOS và III/V Semi.
-
Công nghệ
Ngành hàng không rơi vào tầm ngắm của nhóm tin tặc nguy hiểm
16:23' - 29/06/2025
Hai “gã khổng lồ” công nghệ Google và Palo Alto Networks đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc nhóm tin tặc có tên Scattered Spider đang chuyển hướng quan tâm sang ngành hàng không.
-
Công nghệ
Long An phấn đấu cơ bản hoàn thành chuyển đối số toàn diện vào năm 2030
14:00' - 29/06/2025
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An Nguyễn Minh Hải cho biết, hiện nay tỉnh là một địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng chính quyền số.