Xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả cho các loại trái cây tiềm năng
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để sản xuất, xuất khẩu trái cây; bên cạnh những mặt hàng đã ghi dấu ấn như sầu riêng, thanh long… đã đến lúc ngành nông nghiệp cần định vị, nâng tầm giá trị và kim ngạch xuất khẩu cho các loại trái cây tiềm năng khác như chanh dây, chuối, dứa, dừa.
Đây là nội dung được các chuyên gia trao đổi tại Diễn đàn “Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế: Chanh dây, chuối, dứa, dừa” do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 18/7.
Ông Nguyễn Như Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin, trong bức tranh chung của ngành trồng trọt Việt Nam, nhóm cây ăn quả đang ngày càng khẳng định vai trò động lực trong tăng trưởng nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước. Năm 2024, tổng diện tích cây ăn quả đạt khoảng 1,28 triệu ha; trong đó, chanh dây, chuối, dứa và dừa là những đại diện tiêu biểu, hội tụ nhiều yếu tố về lợi thế tự nhiên, giá trị kinh tế, khả năng chế biến và tiềm năng thị trường xuất khẩu. Theo ông Nguyễn Như Cường, dù quy mô sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng, đến nay chỉ có sầu riêng vươn lên trở thành loại trái cây duy nhất lọt vào nhóm xuất khẩu "tỷ đô", với kim ngạch đạt gần 2,3 tỷ USD năm 2023 và 3,3 tỷ USD năm 2024. Trong khi đó, mặt hàng từng có vị thế như thanh long lại sụt giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu từ hơn 1 tỷ USD xuống chỉ còn 534 triệu USD năm 2024.Nửa đầu năm nay, khi sầu riêng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, giảm tăng trưởng so với cùng kỳ, dẫn tới xuất khẩu rau quả bị giảm sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Thực tế này đòi hỏi rau quả phải định vị lại lợi thế của từng mặt hàng, mở rộng nhóm hàng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt cột mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh dây.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và môi trường, tính đến tháng 6/2025, Việt Nam có khoảng 161 nghìn ha diện tích trồng chuối với năng suất bình quân vào khoảng 207 tạ/ha. Giá trị xuất khẩu chuối của Việt Nam năm 2024 đạt 380 triệu USD. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu chuối trên thế giới; các sản phẩm từ chuối của Việt Nam hiện đã có mặt ở các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Canada, Nga, EU, Mỹ…
Với ngành dừa, cả nước hiện có hơn 202 nghìn ha, sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 2,28 triệu tấn. Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu dừa với kim ngạch năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD (trong đó, dừa tươi đạt 391 triệu USD). Ngoài Trung Quốc, dừa Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc… và liên tục được mở rộng thị trường.
Cây chanh dây dù mới nổi lên trong những năm gần đây ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng sản lượng hàng năm cũng đã đạt hơn 200 nghìn tấn. Khoảng 70 - 80% sản lượng chanh dây tươi và chế biến của nước ta được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2024, xuất khẩu chanh dây đạt 172 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu các sản phẩm chanh dây đã thu về 89,5 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nafoods cho biết, từ con số không cách đây 10 năm, ngành chanh dây đã tạo ra giá trị kinh tế đáng kể (ước tính năm 2025 sản phẩm chanh dây cô đặc và puree đạt 300 triệu USD, tính cả quả tươi có thể đạt hơn 500 triệu USD) và có tiềm năng cán mốc 1 tỷ USD nếu quy hoạch tốt và thị trường Trung Quốc mở rộng. Chanh dây là cây trồng ngắn ngày, chỉ mất 6 tháng từ khi trồng đến thu hoạch, với vòng đời kinh tế cao trong18 tháng. Giống chanh dây tím của Việt Nam được thế giới đón nhận mạnh mẽ dưới dạng quả tươi, khác biệt với giống vàng chua ở Nam Mỹ. Về tiềm năng xuất khẩu, ông Nguyễn Mạnh Hùng ước tính nhu cầu của thế giới đối với chanh dây cô đặc và puree khoảng 30.000 tấn/năm cho mỗi loại; tốc độ tăng trưởng 6-7% năm. Với chanh dây tươi, châu Âu là thị trường tiêu thụ quan trọng, mỗi năm nhập khẩu khoảng 5.000-7.000 tấn. Thời gian tới, nếu thị trường Trung Quốc mở cửa, nhu cầu quả tươi sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt trong mùa Đông khi họ không thể trồng. Dù có năng lực sản xuất tốt, song ngành trái cây Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và tiếp cận thị trường. Ông Ngô Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chia sẻ, các quốc gia nhập khẩu ngày càng thắt chặt kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Việc mở cửa thị trường sang Nam Mỹ của trái cây Việt Nam gặp khó về vận chuyển và cạnh tranh. Trong khi thị trường ASEAN tuy gần nhưng sản phẩm lại tương đồng, khó tạo sự khác biệt. “Đây là thời điểm để ngành trái cây nhìn lại chiến lược phát triển, chuyển từ tăng sản lượng sang tăng chất lượng, công nghệ và thương hiệu. Muốn xuất khẩu tốt, chúng ta phải làm tốt truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi. Theo đó, mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân phải trở thành một mắt xích quan trọng trong việc minh bạch hóa và cam kết đảm bảo an toàn trong toàn bộ chuỗi giá trị xuất khẩu. Chỉ khi đó, trái cây Việt Nam mới có thể bứt phá bền vững trên thị trường quốc tế.”, ông Ngô Quốc Tuấn nhận định. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam chỉ ra, cả 4 loại trái cây chanh leo, dứa, dừa và chuối đang có năng lực cạnh tranh, sản xuất và nhu cầu thị trường tiềm năng nhưng cũng đang có những hạn chế giống nhau như bộ giống còn đơn điệu, thiếu vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết rời rạc, tỷ lệ chế biến thấp, chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro; công tác truy xuất nguồn gốc vẫn gặp vướng mắc, đặc biệt là trong bảo hộ giống cây trồng. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thời điểm này, các viện, trường cần tập trung cải tiến và đa dạng hóa nguồn giống. Doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, chủ động liên kết trong quá trình sản xuất giống; hợp tác xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra. Trong khi đó, các địa phương đã được phân cấp, phân quyền phải chủ động phối hợp với doanh nghiệp và hợp tác xã trong quản lý và phát triển vùng trồng một cách bài bản, hiệu quả. Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cả về lượng và chất là chìa khoá nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.- Từ khóa :
- Nông sản
- nông sản việt nam
- thị trường nông sản
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12' - 13/07/2025
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ điểm nghẽn trong xuất khẩu nông sản
19:03' - 27/06/2025
Chiều 27/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 6/2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát chính thức không bị EU áp thuế chống bán phá giá
21:30'
Việc thép HRC của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá phản ánh năng lực nội tại và kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Hòa Phát.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
11:02'
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4
18:59' - 16/07/2025
Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4 (GDTE 2025), diễn ra từ ngày 23-29/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại bài bản giúp hàng Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ
16:06' - 16/07/2025
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
-
DN cần biết
Nhà máy tại Việt Nam: "Cứ điểm" xuất khẩu quan trọng của Kumho Tire
15:11' - 16/07/2025
Đối với Kumho Tire, nhà máy tại Việt Nam là cơ sở tiên phong cho hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
-
DN cần biết
Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
11:26' - 16/07/2025
Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an đã diễn ra tại Hà Nội.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
17:06' - 15/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đồ đựng nhôm xuất xứ Việt Nam
16:53' - 15/07/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nói trên rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Chi phí vận chuyển container từ Hàn Quốc đến Mỹ tăng cao
10:47' - 15/07/2025
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc ngày 15/7, chi phí vận chuyển container từ Hàn Quốc đến Mỹ đã tăng mạnh vào tháng trước, do khối lượng thương mại tăng bất chấp chính sách thuế quan toàn diện của Mỹ.