Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu - Bài 1: Nghịch lý trong kinh doanh nông sản
Hậu đại dịch COVID-19 cộng thêm tác động của các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu khiến giá nhiều loại nông sản liên tục tăng cao, kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản Việt Nam cũng liên tục lập nên những con số kỷ lục mới.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào giá trị xuất khẩu tăng cao cũng đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế và việc đảm bảo lợi nhuận của các bên trong chuỗi cung ứng.
Nghịch lý “giá càng cao, lỗ càng đậm” của chuỗi lúa gạo hay tình trạng “mua đắt, bán rẻ” ở ngành điều năm 2023 và tình trạng “chới với” của các nhà xuất khẩu cà phê khi giá cà phê liên tục lập đỉnh thời gian gần đây đang đặt ra bài toán, làm thế nào để các bên cùng thắng trên thị trường thương mại nông sản?
Bài 1: Nghịch lý trong kinh doanh nông sản
Về lý thuyết, khi giá nông sản xuất khẩu tăng cao, nông dân và doanh nghiệp kinh doanh đều sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên thực tế của nhiều mặt hàng xuất khẩu tỷ USD như lúa gạo, điều, cà phê từ năm 2023 đến nay lại ngược lại, giá càng cao doanh nghiệp càng lo, càng bán càng lỗ.
* Cà phê trong cơn bão giá
Giá cà phê xuất khẩu đang tăng nhanh hơn bao giờ hết, từ giai đoạn cuối năm 2023 đến nay, mỗi đợt tăng giá chỉ cách nhau trong khoảng thời gian ngắn với mức tăng trung bình từ một chục đến vài chục USD/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu cao kỷ lục cũng đã kéo giá thu mua cà phê thô trong nước tăng cao lên mức chưa từng có. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, giá cà phê nhân nội địa đã tăng “thẳng đứng” từ mức 90.000 đồng/kg lên trên 135.000 đồng/kg. Trong số đó, chỉ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 giá cà phê đã tăng thêm 25.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cà phê tăng “nóng” được các chuyên gia, doanh nghiệp nhận định bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, nắng nóng và hạn hán tại các quốc gia trồng cà phê lớn như Brazil, Việt Nam… dẫn đến giảm sản lượng, lo ngại khan hiếm nguồn cung nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục tăng phi mã cùng với việc thiếu hụt nguồn cung đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chuyển từ vui mừng khi bán được hàng sang lo lắng vì tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra trên diện rộng.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, niên vụ 2022 - 2023 và đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh một phần nhờ giá bán cao kỷ lục. Mặc dù nhu cầu thị trường và giá đều cao nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lại đang gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ. Trong khi phần lớn nông dân đã bán cà phê cho thương lái trước đó với giá 60.000 – 70.000 đồng/kg thì hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu phải mua vào với giá cao hơn nhiều để giao cho các đơn hàng được ký từ trước.
Theo ông Đỗ Hà Nam, thời gian qua đã có hiện tượng đại lý thu mua và doanh nghiệp thu mua không giao hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng mua bán cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gây thiệt hại lớn cho người mua và làm mất uy tín của ngành cà phê Việt Nam. Tình trạng trên có dấu hiệu lan rộng, dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh ngành cà phê.
Ông Edward Olivier Helmond, Đại diện Công ty Neumann Gruppe Việt Nam cho biết, Neumann Gruppe Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nhà cung ứng chậm giao hàng, hủy không giao hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cả các bạn hàng trong lĩnh vực rang xay. Đây là những đơn hàng đã được ký kết từ trước, nhưng khi giá cà phê nội địa biến động mạnh, nhiều người bán không tôn trọng điều khoản giao hàng như cam kết. Tình trạng này không còn đơn lẻ mà có chiều hướng lan rộng; quan hệ kinh doanh bị phá vỡ, kể cả với các đối tác lâu năm của công ty.
Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Simexco Đắk Lắk cho rằng, từ đầu niên vụ cà phê 2023 – 2024 đến nay, ngành cà phê đã trải qua những biến động không thể lường trước. Trong khi nông dân trồng cà phê hồ hởi thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao. Việc giá cà phê tăng “chóng mặt” khiến một số đơn vị thu gom huỷ hợp đồng, không giao hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp xuất khẩu không được giao hàng với các đơn đã ký giá thấp, buộc phải mua bù giá cao hơn để giao cho đối tác. Nhưng khi giá cà phê tiếp tục tăng thì doanh nghiệp xuất khẩu lại tiếp tục bị đối tác huỷ hợp đồng dẫn đến lỗ chồng lỗ.
* “Nỗi buồn” ngành lúa gạo và điều
Thực trạng của ngành cà phê hiện nay không phải hiện lượng lạ, bởi trước đó năm 2023, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo và điều cũng lâm vào tình cảnh “càng bán càng lỗ”.
Năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỷ lục cả về sản lượng và giá trị khi bán ra thế giới 8,3 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 4,78 tỷ USD, đây là kết quả cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của nước ta từ trước đến nay. Tuy nhiên, trái ngược với những con số ấn tượng đó, không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ chịu thua lỗ, thậm chí phá sản.
Khi nhu cầu lương thực thế giới tăng bởi nhiều quốc gia nhập khẩu lương thực lo ngại xung đột và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, ngày 20/7/2023, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng và áp thuế 20% với gạo đồ. Ngay sau lệnh cấm, giá gạo thế giới liên tục tăng nhanh. Có thời điểm giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam đạt tới mức gần 650 USD/tấn, cao nhất thế giới. Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo cũng tăng “chóng mặt” theo từng ngày.
Nếu như những năm trước, nông dân chỉ mong giá lúa đạt 5.000 đồng thì tháng 8/2023 trở đi, giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long quanh mức 7.500 - 8.200 đồng/kg, có thời điểm giá lúa lên mức 9.000 đồng/kg, tương đương giá gạo thành phẩm lên mức 13.000 - 14.500 đồng/kg. Với giá gạo thu mua này, doanh nghiệp phải bán ra ở mức 700 USD/tấn mới có lãi, trong khi giá xuất khẩu cao nhất cũng chỉ xoay quanh 650 USD/tấn.
Thời điểm đó, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo trong nước tăng nhanh hơn cả giá gạo thế giới khiến chuỗi cung ứng từ nông dân, thương lái đến nhà máy xay xát và doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị đứt gãy. Khi giá gạo tăng liên tục, nông dân, thương lái, đơn vị thu mua có tâm lý ghim hàng, chờ giá trong khi doanh nghiệp xuất khẩu đến thời hạn giao hàng, không thể chờ, buộc phải nâng giá mua để gom đủ hàng giao cho đối tác. Do đó, doanh nghiệp càng có nhiều đơn hàng phải giao thì càng lỗ.
Cũng rơi vào tình trạng càng bán càng lỗ như gạo nhưng vấn đề của ngành điều nằm ở chỗ không làm chủ được nguồn nguyên liệu trong nước. Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, những năm trước, khi chế biến xuất khẩu điều thuận lợi, nhà máy chế biến tại Việt Nam tăng nóng cả về số lượng và công suất chế biến với gần 1.500 nhà máy, cơ sở chế biến lớn, nhỏ. Việt Nam hiện là quốc gia chế biến, xuất khẩu khoảng 80% sản lượng điều nhân toàn cầu.
Tuy nhiên, sản lượng điều thô trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Ước tính mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 65% sản lượng điều thô thế giới. Vấn đề nằm ở chỗ dù là nước chế biến - xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam không làm chủ được thị trường; doanh nghiệp điều luôn phải mua nguyên liệu giá cao và lại bán nhân với giá thấp dẫn đến thua lỗ.
“Giá thành cao hơn giá bán thời gian qua đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân Việt Nam bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận. Không ít cơ sở chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng. Nguy cơ đóng cửa hàng loạt nhà máy chế biến điều đang cận kề.”, ông Phạm Văn Công nêu thực trạng./.
Xem thêm:>>>Bài 2: Lỗ hổng thông tin và áp lực cạnh tranhTin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Nguồn cung hạn chế, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
15:57' - 12/05/2024
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang, do nguồn cung vụ Hè Thu ở khu vực này chưa có nhiều. Gạo xuất khẩu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhiều nông sản của Nga đối mặt với nguy cơ mất mùa
20:25' - 11/05/2024
Đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng Năm vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ nông sản Việt Nam tại Italy
13:42' - 10/05/2024
Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tham gia Hội chợ nông sản Macfrut lần thứ 41 tại Thành phố Rimini thuộc vùng Emilia-Romagna.
-
DN cần biết
Thông tin các quy định trong nhập khẩu nông sản, thực phẩm của EU
12:30' - 07/05/2024
EU đã đưa ra một số yêu cầu riêng biệt đối với sản phẩm tổng hợp (composite) nhập khẩu. Quy định mới ngặt nghèo hơn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nắm chắc để tránh rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm sâu sau khi OPEC+ tăng sản lượng vượt kỳ vọng
10:13'
Giá dầu đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 7/7 sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng trong tháng 8/2025 nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2025
09:29'
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 2,925 tỷ tấn trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng phục hồi, sắc xanh chiếm ưu thế
09:16'
Thị trường năng lượng đã quay đầu phục hồi tích cực trong tuần giao dịch vừa qua nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.