Xây dựng chuỗi sản phẩm cho xuất khẩu
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng mạnh về quy mô, năng lực sản xuất hàng xuất khẩu không ngừng được mở rộng, tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu. Năm 2017 là năm đặc biệt thành công của xuất khẩu khi lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016.
Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đã thực hiện đúng lộ trình của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng 2030. Đáng lưu ý, năm 2018, tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế xuất nhập khẩu tiếp tục giảm sâu. Những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu. Tính đến hết tháng 7/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 264,32 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 133,69 tỷ USD. Đặc biệt, xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng phấn đấu đạt được cho cả năm 2018, bằng 56,5% kế hoạch năm. Theo ông Trần Thanh Hải, đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế với kim ngạch duy trì ở mức cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại khiến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cao nhưng đóng góp lại chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm hơn 70%), trong khi sự tham gia của các doanh nghiệp Việt còn mờ nhạt và hạn chế. Nguyên nhân là do chưa hình thành được các chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu khiến kim ngạch xuất khẩu chưa cao như kỳ vọng.Đồng quan điểm này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đưa ra ví dụ như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 15,8 tỷ USD năm 2011 lên 31 tỷ USD năm 2017, chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới.
Dù vậy, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu tham gia vào phần cắt và may trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói nên giá trị gia tăng còn thấp.
Đặc biệt, ngành dệt may đang phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.Hoặc với nhóm hàng nông sản, Việt Nam có sản lượng nông nghiệp dẫn đầu song không thu được giá trị cao. Tuy nhiên hầu hết sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường bởi vấn đề ở khâu chế biến; trong đó, các mặt hàng nông, thủy sản vẫn đang chủ yếu xuất khẩu thô. Nếu có qua sơ chế cũng ở mức độ không đáng kể, giá trị gia tăng thấp.
Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 700 chuỗi giá trị nông sản được chứng nhận là chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nhưng chỉ khoảng 50% chuỗi hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ này tạo nên một bức tranh tổng thể không mấy tích cực đối với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị nông sản.Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH chè Thế hệ mới cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô rất nhỏ, không đủ tiềm lực đầu tư vùng nguyên liệu, thiết bị chế biến sâu và thiết bị đóng gói hiện đại.
Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là thế hệ thứ nhất, thứ 2 sau khi đất nước mở cửa gần 30 năm trước nên tầm chiến lược chưa có. Với tư duy ngắn hạn và chủ yếu theo hướng cải thiện kinh tế gia đình,chạy theo thành tích về số lượng…chứ chưa phải là xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có chương trình táo bạo, mạnh mẽ đầu tư cho hướng xuất khẩu bởi thiếu công nghệ mạnh thì không thể có được sản phẩm cạnh tranh và tạo chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. *Tạo liên kết chuỗiĐể hướng tới xuất khẩu bền vững, các chuyên gia khẳng định, cần xây dựng các chuỗi sản phẩm nhằm góp phần gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Để làm được điều này, mấu chốt quan trọng là phải nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu.
Cụ thể, với nhóm hàng nông sản, cần sản xuất nông nghiệp theo chuỗi thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Đồng thời, phát triển các loại giống có năng suất cao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp, bao gồm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, máy móc hiện đại cho tất cả các khâu từ giống đến canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.Riêng nhóm công nghiệp chế biến, theo các chuyên gia không thể xuất khẩu bền vững nếu công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.
Do đó, cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất linh kiện, dệt may, da giày… nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa. Bên cạnh khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành, các giải pháp này chỉ có hiệu quả nếu doanh nghiệp vào cuộc. Nhằm tạo khung khổ pháp lý để hướng tới xuất khẩu bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu; giá trị gia tăng của các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Đặc biệt, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…; giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm. Với giải pháp xuyên suốt là tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp và các khung khổ pháp lý đủ mạnh, có thể kỳ vọng xuất khẩu sẽ bền vững hơn trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động giải pháp tạo đà cho xuất khẩu tăng trưởng
17:19' - 31/07/2018
Nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp và đơn vị chức năng cần chủ động về giải pháp ứng phó để hạn chế tác động bất lợi và tạo đà tăng trưởng cho các tháng cuối năm.
-
DN cần biết
Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thép sang EU
14:01' - 31/07/2018
Hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu và có biện pháp kiềm chế phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới
22:16' - 11/04/2025
Tại Lễ Tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải "Coop Star Awards 2025", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
21:57' - 11/04/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng
21:38' - 11/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng
21:24' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48' - 11/04/2025
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch MICE
18:58' - 11/04/2025
“Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch” là Hội thảo do Chi hội Du lịch MICE tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM 2025 diễn ra chiều 11/4 tại Hà Nội.