Xây dựng cơ chế điều phối liên ngành để thúc đẩy phát triển kinh tế biển
* Cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững kinh tế biển, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Đây là nền tảng để quản lý, khai thác tổng hợp tài nguyên, giải quyết các xung đột và lựa chọn phương án tối ưu giữa các lĩnh vực phát triển trên biển.
"Quan trọng nhất là cần xác định rõ trọng tâm, đâu là vấn đề liên ngành, liên vùng, liên địa phương, thậm chí là liên quốc gia, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng "việc gì cũng phải điều phối", dẫn tới quá tải, gây trở ngại kỹ thuật, tài chính, ảnh hưởng đến phát triển", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh "cơ chế điều phối phải dựa trên nguyên tắc phân cấp, chỉ giữ lại những vấn đề thực sự cần điều phối ở cấp Trung ương, còn lại phải giao về địa phương".
Theo Phó Thủ tướng, chiến lược và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong điều phối liên ngành. Tuy nhiên, để giải bài toán phát triển đa ngành, đa lĩnh vực tại một vùng biển, nơi tiềm ẩn xung đột giữa hàng hải, điện gió, thủy sản, du lịch, dầu khí… thậm chí liên quan đến yếu tố quốc tế, cần bổ sung thêm những công cụ điều phối hữu hiệu khác. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết xung đột phát triển, lựa chọn phương án dựa trên các tiêu chí trụ cột là hiệu quả môi trường, kinh tế và khả năng tạo việc làm…; nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ phân tích và ra quyết định cho các tình huống xung đột liên ngành; cơ chế điều phối công tác điều tra, khảo sát tài nguyên môi trường biển phục vụ hoạt động triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển.Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chế, xác định phạm vi hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó tập trung giải quyết các xung đột mang tính chất liên tỉnh, liên vùng hoặc liên quan tới dự án trọng điểm quốc gia, hoặc các vấn đề ở tầm quốc tế như thực hiện các thỏa thuận quốc tế, nghiên cứu khoa học biển, xử lý các sự cố môi trường mang yếu tố xuyên biên giới hoặc vượt quá năng lực của địa phương…; đề xuất cơ chế tài chính dành cho hoạt động điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và địa phương về tài nguyên môi trường biển.
* Nâng cao hiệu quả phát triển bền vững kinh tế biển Trước đó, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau 7 năm triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược), các ngành kinh tế biển chủ đạo như du lịch - dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí, thủy sản, năng lượng tái tạo và một số ngành kinh tế biển mới đã có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Chiến lược vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Trong số 169 đề án, dự án, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố có biển, đến nay mới chỉ có 35 nội dung đang được triển khai, tương đương 20,7%. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và mục tiêu chung của Chiến lược biển quốc gia. Một trong những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là việc thiếu cơ chế điều phối liên ngành đủ mạnh để giám sát, cập nhật tiến độ, tháo gỡ vướng mắc và tạo sự kết nối giữa các dự án, đề án đang triển khai. Do khối lượng dự án rất lớn và có sự tham gia của nhiều bộ, ngành nhưng lại thiếu cơ chế điều phối liên ngành, nên việc cập nhật tiến độ, tình hình triển khai việc thực hiện các đề án, dự án còn bất cập, hạn chế.Các bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn, vướng mắc, thiếu chia sẻ, tham khảo số liệu, tài liệu liên quan dẫn tới chậm triển khai các đề án, dự án hoặc trùng lặp nội dung, không kế thừa, khai thác kết quả của các đề án, dự án liên quan dẫn đến gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh nhiều quy hoạch liên quan đến không gian và tài nguyên biển đã được phê duyệt như Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác vùng bờ..., yêu cầu về một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan ngày càng trở nên cấp thiết. Tính đặc thù của không gian biển - nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế chồng lấn, đòi hỏi cần có một cơ chế điều phối đa ngành đủ mạnh để giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành phát sinh trong quá trình triển khai Chiến lược. Vì vậy, cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm cụ thể hóa quy chế hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai thực tiễn, đồng thời bảo đảm không chồng chéo với pháp luật hiện hành và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; tạo nền tảng cho phát triển kinh tế biển một cách bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Công Thương cho rằng, việc xây dựng cơ chế điều phối liên ngành không chỉ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam mà còn đáp ứng xu hướng quốc tế khi nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã thiết lập các cơ chế tương tự; cần tận dụng và hoàn thiện cơ chế phối hợp hiện có, tránh phát sinh thủ tục mới và rà soát hoạt động, kinh phí của Ủy ban quốc gia để nâng cao hiệu quả phát triển bền vững kinh tế biển.https://baotintuc.vn/thoi-su/xay-dung-co-che-dieu-phoi-lien-nganh-de-thuc-day-phat-trien-kinh-te-bien-20250528133947381.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ninh Thuận phát triển kinh tế biển bền vững
10:55' - 27/02/2025
Với đường bờ biển dài hơn 105km và vùng lãnh hải rộng 18.000km2, Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế biển của Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỷ nhân dân tệ
08:09' - 25/02/2025
Kinh tế biển của Trung Quốc phát triển mạnh trong năm 2024 khi tổng sản lượng kinh tế biển lần đầu tiên đạt 10.543,8 tỷ nhân dân tệ (1.444,3 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng kinh tế biển
14:08' - 15/01/2025
Sáng 15/1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND huyện Ba Tri tổ chức lễ công bố các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khó khăn trong kiểm tra dược phẩm, thực phẩm kinh doanh trên mạng
20:20'
Hoạt động buôn bán, quảng cáo dược phẩm trên mạng có địa chỉ kinh doanh thường là địa chỉ ảo, không có thật, hình thức giao dịch mua bán qua điện thoại, địa điểm giao dịch không cố định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề nghị kiểm tra đảm bảo an toàn hồ đập
20:20'
Hiện nay, chuẩn bị mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra thiên tai, bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét ở mức cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký cam kết hoàn thành dự án trọng điểm tại Đồng Nai trong tháng 12/2025
19:42'
Chiều 29/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị ký cam kết thi công Dự án thành phần 1, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Dự án thành phần 3, đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Tiến độ triển khai các dự án trọng điểm ngành năng lượng rất chậm
19:40'
Không có năng lượng thì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ rất khó khăn, bằng mọi cách triển khai Quy hoạch điện VIII và các dự án năng lượng trọng điểm quốc gia đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên Quang xuất hiện hố "tử thần" có đường kính gần 3m
19:11'
Hố sụt lún có đường kính rộng gần 3m, sâu khoảng 6m, xuất hiện gần khu vực có nhà dân sinh sống và sát đường Quốc lộ 2C.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Trung Quốc thúc đẩy hợp tác Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
19:10'
Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn rất lớn, song để hiện thực hóa, còn nhiều việc phải làm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tạo kết nối thuận lợi hơn giữa ngân hàng với người dân, doanh nghiệp, Nhà nước
18:40'
Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số ngành Ngân hàng phải tập trung tạo điều kiện tốt hơn để kết nối giữa ngành Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại với người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam kiên quyết đấu tranh phòng, chống di cư trái phép
18:33'
Chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng, chống di cư trái phép và đưa người di cư trái phép và mua bán người.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành thu hồi đất thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái Chí Linh
18:28'
Tổng diện tích đất thu hồi là 553.413,7 m2 đất nông nghiệp. Có 467 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi thuộc phường Chí Minh và phường Văn An, thành phố Chí Linh.