Xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống và thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 21/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Các đại biểu cũng thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương). Tại phần thảo luận các đại biểu đề nghị Chính phủ và các cấp chính quyền có đánh giá tác động, khắc phục những hạn chế, không chủ quan, nóng vội trong công tác phòng, chống dịch và sớm ban hành Chương trình tổng thể về phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội. Tham gia thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ đã có những phân tích làm rõ một số nội dung nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm; trong đó khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước là không thể mãi đóng cửa, cần phải mở cửa để phát triển kinh tế-xã hội, song cũng luôn đề cao cảnh giác. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, báo cáo của Chính phủ chuẩn bị rất kỹ, rất công phu; các báo cáo thẩm tra rất sâu sắc, thẳng thắn, mang tính phản biện cao, nhưng cũng mang tính xây dựng. Đồng tình với một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có những đánh giá tác động toàn diện của dịch COVID-19 đối với kinh tế- xã hội để làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phòng, chống và thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, cũng như ban hành các chính sách kinh tế- xã hội cho sát đúng với yêu cầu của thực tiễn. Bày tỏ nhất trí với báo cáo Chính phủ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong rằng Chính phủ tiếp tục phát huy, các bộ trưởng hoàn thành suất xắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.Chủ tịch nước cho biết phương thức hiện nay đã không còn là "không COVID" mà chuyển sang thích ứng với COVID-19 bằng những biện pháp như 5K, vaccine, thuốc. Nhấn mạnh việc không được chủ quan, không đơn giản hóa, thích ứng nhưng phải kiểm soát tốt, đề cao cảnh giác, Chủ tịch nước lấy ví dụ về một số nước gần đây phải tái áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.
Chủ tịch nước cũng nêu ra những ổ dịch mới vừa diễn ra ở Cà Mau, Nam Định, Phú Thọ… để nhấn mạnh việc không thể chủ quan. Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhấn mạnh, không thể đóng cửa mãi đất nước, nhất là trong bối cảnh các nước đều mở cửa. Nước ta cũng phải mở cửa để giải quyết vấn đề việc làm, tạo thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu rất lớn hiện nay nhưng vẫn phải có tinh thần đề cao cảnh giác.Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá cao cách tiếp cận toàn dân trong phòng, chống dịch của Việt Nam, cách làm này đã thể hiện rõ hiệu quả và ưu việt.
Cụ thể hơn, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh tổ chức thực hiện theo cách tiếp cận toàn dân, lấy cấp xã là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” và là trung tâm phục vụ, là chủ thể tham gia phòng, chống dịch; đưa dịch vụ y tế, an sinh xã hội đến cấp cơ sở để người dân tiếp cận kịp thời, hiệu quả hơn và bảo vệ an ninh, an toàn cho Nhân dân.
Về phương hướng trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định vẫn ưu tiên tập trung phòng, chống COVID-19 nhưng theo các biện pháp phù hợp. Vừa qua, chúng ta phải dùng nhiều biện pháp hành chính để phòng chống dịch khi chưa có nhiều vaccine. Các biện pháp này ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội.Bằng các biện pháp vận động, ngoại giao vaccine quyết liệt, chúng ta đã tăng được tỷ lệ bao phủ vaccine, cùng với việc nâng cao năng lực y tế cơ sở và các biện pháp khác, đây là cơ sở để nới lỏng các biện pháp hành chính.
Trong phiên làm chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cảnh sát cơ động.Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động đã được thi hành từ ngày 1/7/2014. Với tính chất đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phức tạp trong tình hình mới đặt ra yêu cầu phải xây dựng các quy định ở tầm luật để điều chỉnh hoạt động, tổ chức, trang bị, chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động.
Ngoài ra, việc ban hành Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động về nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền điều động và công tác phối hợp của Cảnh sát cơ động với các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.
Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động của Cảnh sát cơ động. Đáng chú ý, dự thảo Luật giữ 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của Cảnh sát cơ động và bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động. Quốc hội cũng nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày, nêu rõ, sau 16 năm thi hành từ khi được ban hành năm 2005 đến nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt này. Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005.Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2009 và 2019 chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch
14:38' - 21/10/2021
Tiếp tục chương trình Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua các khoản đầu tư lớn
10:05' - 21/10/2021
Tổng thống Mỹ cho rằng cần ngân sách trị giá 1,2 nghìn tỷ USD để sửa chữa cơ sở hạ tầng đã xuống cấp từ lâu ở nước này và một ngân sách lớn hơn dành cho chăm sóc trẻ em và các lĩnh vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế- xã hội và 2 dự án Luật
08:19' - 21/10/2021
Sáng 21/10 các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022...
-
Kinh tế Việt Nam
Những nội dung chính của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
16:26' - 20/10/2021
Ngày 20/10/2021, khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV: Phấn đấu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
13:08' - 20/10/2021
Chính phủ tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.