Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch
Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Bên lề kỳ họp, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều đề xuất của đại biểu về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
* Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Đoàn Tiền Giang): Ba nhóm động lực phát triển kinh tếDịch COVID-19 đã tác động mạnh tới nền kinh tế; trong đó, có 4 chỉ tiêu bao gồm những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế đạt mức khá thấp trong năm 2021, gồm: tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng.
Trong khi năm 2021, GDP dự kiến chỉ đạt từ 2-2,5% thì năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%. Đây là thách thức khi dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân.
Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để cụ thể hoá Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Nếu mục tiêu năm 2022 đặt ra không đạt được sẽ tạo áp lực cho các năm tiếp theo và mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra. Để đạt được mục tiêu trong năm 2022, tôi cho rằng, cần tập trung vào ba động lực trọng tâm là: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công; huy động nguồn lực xã hội và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đối với đầu tư công thời gian qua còn chậm liên quan đến đấu thầu thầu, năng lực đầu tư, giải phóng mặt bằng chưa khắc phục được thì cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp giải quyết quyết liệt để phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công; tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đối với việc quy hoạch và phát triển đô thị. Chẳng hạn, trường hợp Tp. Hồ Chí Minh phải giãn cách kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh cho thấy, quy hoạch phát triển đô thị còn bất cập, tạo ra nhiều khu người nghèo, khu ổ chuột... Tại đây, mật đô dân cư cao khiến cho tình hình kiểm soát dịch bênh khó khăn. Trong khi đó, nếu định hướng quy hoạch và phát triển đô thị tốt thì sẽ trở thành một động lực tốt trong phục hồi và phát triển kinh tế.* Đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến (Đoàn Tây Ninh): Tận dụng cơ hội thu hút FDI
Trong điều kiện khó khăn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả năm ước đạt khoảng 2.919,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2020, bằng khoảng 35% GDP. Theo đó, dòng vốn FDI thực hiện 9 tháng vẫn ở mức cao, khoảng 13,28 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt từ 19-20 tỷ USD.
Kết quả này cho thấy, đóng góp tích cực của khu vực này vào sự tăng trưởng của ngân sách, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, việc thu hút FDI ở các địa phương còn mang tính chất khẩu hiệu và đã đến lúc cần thay đổi. Thực tế, các địa phương có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp FDI và cạnh tranh với nhau. Nên chăng, các địa phương cân nhắc xây dựng các khu công nghiệp với ưu đãi vùng miền để tiết kiệm hạ tầng và nguồn lực, tận dụng cơ hội thu hút FDI để tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, thời gian tới, tôi cho rằng cần tăng cường kết nối khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy hình thành và tăng cường chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp FDI, nhất là các công ty đa quốc gia, tập đoàn tư nhân lớn trong nước là doanh nghiệp đứng đầu, dẫn dắt trong chuỗi giá trị. Từ đó, đưa khu vực này phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. * Đại biểu Lâm Văn Đoan (Đoàn Lâm Đồng): Đưa người lao động quay lại làm việcDo ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường lao động khu vực chính thức có xu hướng thu hẹp; lực lượng lao động phi chính thức bị mất việc làm, phải tạm ngừng làm việc chiếm tỉ lệ lớn. Vậy nên, một trong những khó khăn cho việc phục hồi kinh tế hiện là nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong và sau các làn sóng dịch.
Theo đó, để kích thích người lao động quay trở lại thị trường lao động có hai vấn đề đặt ra là lương và an sinh xã hội. Đáng chú ý, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân để người lao động có thể định cư, yên tâm lao động sản xuất là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Song đến nay, việc triển khai thực hiện vẫn chưa quyết liệt, nhiều địa phương vẫn chưa quy hoạch được quỹ đất dành cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân… Thực tế đã ghi nhận không ít người dân về quê mà chỉ có xe máy, tích lũy tài sản không nhiều và nếu dịch COVID–19 kéo dài, tỷ lệ lao động mất việc làm sẽ còn tăng lên. Do vậy, Chính phủ cần có đề xuất phát triển kinh tế lao động để người lao động tham gia cùng Chính phủ phục hồi kinh tế, đưa lực lượng lao động quay trở lại các khu công nghiệp. Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn lao động phù hợp với thời kỳ dịch COVID – 19./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế- xã hội và 2 dự án Luật
08:19' - 21/10/2021
Sáng 21/10 các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV: Phấn đấu GDP tăng từ 6-6,5% trong năm 2022
11:10' - 20/10/2021
Sáng 20/10, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực lớn để tạo động lực phát triển
19:00'
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Phú Yên định hướng thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực gồm công nghiệp; thương mại, dịch vụ, du lịch; nông, lâm nghiệp và thủy sản; đầu tư kết cấu hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nỗ lực vượt cơn gió ngược
18:59'
Sau khi đạt kim ngạch xuất khẩu gần 103 tỷ USD trong quý I/2025, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái thì đầu quý II, xuất khẩu đã phải đối diện với khó khăn khi Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng tới 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp
18:15'
Ngày 9/4, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn FDI - một trong những điểm sáng của Kinh tế Việt Nam quý đầu năm
18:02'
Một trong những điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam quý I/2025 là việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng tốc trong việc giải ngân dòng vốn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng xử lý dứt điểm bất cập đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4
18:02'
Bộ Xây dựng rà soát, xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông và các bất cập khác trên đường bộ để không gây khó khăn cho người dân, hoàn thành trong tháng 4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Bình dự kiến thông xe kỹ thuật vào 30/4
17:35'
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Quảng Bình sau hơn 2 năm thi công đã cơ bản hoàn thiện và dự kiến thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng ứng phó với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ
16:16'
TP. Hồ Chí Minh với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa vùng kinh tế phía Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ chính sách áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng ước giải ngân 8.302 tỷ đồng trong quý I
15:59'
Hết tháng 3/2025, con số ước giải ngân đạt khoảng 8.302 tỷ đồng, tương đương 9,98% tổng kế hoạch năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ngãi đứng thứ 4 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế
15:57'
Ngày 9/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3 thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II năm 2025.