Xây dựng Nghị định sửa đổi quy định về quản lý hoạt động hàng hải

20:38' - 01/04/2024
BNEWS Phó Thủ tướng thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2127/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thông qua đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định theo khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong tháng 8/2024.

Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công Thương, Ngoại giao nghiên cứu, thống nhất tên gọi của Nghị định phù hợp với phạm vi điều chỉnh, nội dung sửa đổi, bổ sung; đánh giá kỹ lưỡng tác động chính sách quy định về công tác quản lý tàu lặn và quản lý tuyến vận tải cố định đối với các hãng tàu nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam.

 

Khi Nghị định phát sinh nội dung quy định thuộc trường hợp tại khoản 3, Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tư pháp xác định rõ nội dung và căn cứ, báo cáo Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, kể từ khi Nghị định số 58/2017/NĐ-CP có hiệu lực (1/7/2017), công tác quản lý nhà nước về hàng hải đã phát huy được hiệu quả, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, triển khai cơ chế một cửa quốc gia đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện đã phát sinh một số tồn tại, bất cập, cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật và yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Cụ thể, về hoạt động đặt hàng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải: Căn cứ Điều 24 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải là dịch vụ công ích. Tuy nhiên, việc đặt hàng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; theo đó, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải được quy định là dịch vụ sự nghiệp công. Do vậy, cần sửa đổi Điều 24 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn.

Về công bố thông báo hàng hải: Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải đang được giao thẩm quyền thực hiện 6 thủ tục công bố thông báo hàng hải quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 44 của Nghị định. Tuy nhiên, việc công bố thông báo hàng hải là thủ tục hành chính do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, đang giao cho 2 Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam là chưa phù hợp. Hiện nay, doanh nghiệp bảo đảm công bố thông báo hàng hải, công tác an toàn hàng hải tại khu vực vùng nước do Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm. Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa đổi thẩm quyền công bố thông báo hàng hải...

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục