Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước
Với vai trò là đô thị đặc biệt, đầu mối hội nhập quốc tế, có sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.
Đây là thông tin được cho biết tại hội thảo “Giải pháp xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao” do Sở Công Thương thành phố tổ chức ngày 17/12.
Với cơ cấu kinh tế hiện đại, chuyển dịch đúng hướng, các ngành dịch vụ có giá trị và hàm lượng khoa học công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo của khu vực.
Thống kê hơn 10 năm qua, dịch vụ luôn là ngành có tỷ trọng cao, chiếm hơn 60% trong cơ cấu GRDP của Tp. Hồ Chí Minh và cho thấy là trung tâm về dịch vụ, cũng như cực tăng trưởng về dịch vụ của Việt Nam, đóng góp tăng trưởng khu vực dịch vụ của cả nước.
Tuy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng sự phát triển của ngành dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững và vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Do đó, thúc đẩy giải quyết những hạn chế của Tp. Hồ Chí Minh sẽ giúp mở ra cơ hội mới nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ thành phố trong tương lai, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao. Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ, nhất là tạo điều kiện cho phát triển ngành dịch vụ thích ứng với những yêu cầu của bối cảnh mới.Mặc dù vậy, thành phố đòi hỏi có giải pháp nghiên cứu, đánh giá tổng thể ngành dịch vụ, xu thế phát triển, xác định những ngành dịch vụ ưu tiên dựa trên thế mạnh, triển vọng phát triển trong tương lai để cụ thể hóa nội dung định hướng cấp quốc gia và cấp vùng đối với ngành dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và bảo đảm sự phát triển mang tính đồng bộ liên vùng, cũng như cả nước.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dũng, xây dựng Đề án “Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao” (gọi tắt là Đề án) là một yêu cầu cấp thiết không nằm ngoài mục tiêu tạo đà bứt phá trong tương lai theo định hướng, tầm nhìn phát triển Tp. Hồ Chí Minh nói chung và ngành dịch vụ nói riêng.Đề án còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại thành phố giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời là cơ sở triển khai chương trình trọng điểm, định hướng tái cơ cấu nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Tp. Hồ Chí Minh theo hướng tập trung vào các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao.
Ở góc độ đơn vị tư vấn đề án, ông Bùi Đạo Thái Trường, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Roland Berger cho hay, từ những bài học kinh nghiệm của các trung tâm dịch vụ hàng đầu như Singapore, Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai và Bangkok, Tp. Hồ Chí Minh có thể rút ra những chiến lược quan trọng để phát triển thành một trung tâm dịch vụ nổi bật trong khu vực.Cụ thể, thành phố cần xác định và phát triển 3-5 ngành dịch vụ chủ chốt như tài chính, khoa học công nghệ và logistics, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhóm ngành này sẽ không chỉ tối ưu hóa nguồn lực mà còn gia tăng giá trị gia tăng cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và bền vững.
Song song với việc nâng cao các ngành dịch vụ chính, Tp. Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ như đào tạo nhân lực, tư vấn chuyên nghiệp, du lịch... sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ chủ lực, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ.Hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại là yếu tố then chốt giúp thành phố trở thành điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng nhà đầu tư quốc tế; thiết lập khu thương mại tự do với chính sách mở cửa sẽ là động lực quan trọng để tăng cường giao thương quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài...
Còn đóng góp ý kiến cho đề án, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch chỉ ra rằng, khi xác định các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao thì cần xác định vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong thúc đẩy nhóm ngành phát triển, chứ không dừng lại ở chỗ tự phát triển và lấy con số thống kê báo cáo.Cụ thể, Tp. Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số (chuyển đổi kép), vậy nên xác định nhóm ngành dịch vụ nào cần đẩy mạnh phát triển để đồng bộ cùng với định hướng chuyển đổi kép đã đề ra, cũng như những chính sách đã ban hành của thành phố ở một số lĩnh vực liên quan.
Trên cơ sở đã phân tích, TS. Trần Du lịch kiến nghị, Tp. Hồ Chí Minh nên có những giải pháp mạnh mẽ hơn và đảm bảo có sự phối hợp liên ngành kèm theo trong xây dựng Đề án, chứ không thể chỉ giao cho một sở ngành thực hiện thì mới có thể hiện thực hóa Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao.Song song đó, Tp. Hồ Chí Minh xây dựng đề án nên có sự ưu tiên theo cấp độ cho từng nhóm ngành dịch vụ và phân loại ngành nào bắt buộc có vai trò thúc đẩy của chính quyền thành phố, ngành nào có thể để phát triển theo dòng chảy thị trường với sự quản lý của sở ngành.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao, Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung vào nhóm ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và đặt trọng tâm phát triển, gồm: dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; công nghệ thông tin và truyền thông; hoạt động công nghệ và đổi mới sáng tạo; giáo dục; y tế; trong đó, ngành dịch vụ tài chính với định hướng trở thành trung tâm cho sự tăng trưởng nhanh của quốc gia nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và định hình tương lai của tài chính số.Tin liên quan
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh chuẩn bị 22.000 tỷ đồng bình ổn giá hàng hóa dịp Tết
21:54' - 16/12/2024
Để chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, các doanh nghiệp đầu mối tham gia Chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng,
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2024 Tp. Hồ Chí Minh tăng 11%
16:59' - 16/12/2024
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh gấp rút sắp xếp 80 phường gắn với quản lý hiệu quả tài sản công
13:26' - 16/12/2024
Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Thắm, việc sắp xếp bộ máy và bàn giao cơ sở vật chất tại 41 phường mới sẽ tiến hành theo 2 giai đoạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển giao Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ EUDR
16:55'
Chiều 17/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức IDH (Hà Lan) chuyển giao Kết quả thí điểm Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ Quy định EUDR.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
16:25'
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 10 tỷ đồng hỗ trợ nông, ngư dân sản xuất
16:24'
Theo Kế hoạch chương trình Khuyến nông năm 2025, tỉnh Ninh Thuận sẽ huy động trên 10,4 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nông - ngư dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh"
15:06'
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6369/QĐ-UBND ngày 11/12/2024 về việc phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội".
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam – "cú hích" cho nền kinh tế
14:27'
Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực được thành lập tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Không hợp nhất các bộ cơ học, hợp sức để mạnh hơn
14:20'
Yêu cầu “không hợp nhất một cách cơ học, hợp sức để mạnh hơn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ mới hiệu năng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp về tổng kết công tác năm 2024
13:21'
Sáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai còn dư hơn 940 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
13:00'
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành các phần việc thuộc dự án giải phóng mặt bằng) sân bay Long Thành và còn dư hơn 940 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
5 phương án tránh nguy cơ ùn tắc phương tiện kiểm định khí thải
12:17'
Liên quan đến quy định mới về việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã có phương án chủ động tránh ùn tắc tại các cơ sở kiểm định khí thải.