Xem xét linh hoạt áp dụng quy định cách ly đối với lái xe nhằm khơi thông hàng hóa
Chiều tối 13/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tiếp tục chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giao thông Vận tải và UBND của 19 tỉnh khu vực phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ để bảo đảm vận tải hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tham dự cuộc họp còn có đại diện Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải…
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo, sau gần 1 tuần triển khai thực hiện Công điện số 914/CĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc tiếp tục bám sát và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để điều tiết, phân luồng, đảm bảo không để xảy ra ùn tắc giao thông. Đánh giá chung tình hình giao thông tại các chốt kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và các chốt trên các tuyến đường đi/đến Tp. Hồ Chí Minh kể từ ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg (ngày 9/7) đến nay, ông Nguyễn Văn Huyện nhận định, tình hình giao thông cơ bản thông thoáng, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.Trong 2 ngày đầu tiên, tại một số chốt kiểm soát có xảy ra tình trạng ùn ứ do xe vận chuyển nhu yếu phẩm tăng cao, thời gian xảy ra ngắn và không kéo dài.
Theo ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, đến hết ngày 12/7, Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã tổ chức tiếp nhận và cấp mã QR CODE thông hành cho gần 19.000 lượt xe đăng ký/25 đơn vị.Hiện nay, theo thống kê đã có 6 địa phương đăng ký với Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh để cấp giấy gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang và An Giang.
“Mặc dù trong 1, 2 ngày đầu giãn cách vẫn còn xảy ra ách tắc giao thông nhưng khi thực hiện các giải pháp như dỡ bỏ một số chốt kiểm tra tại các huyện, dỡ bỏ bớt một số chốt trên các luồng xanh để đảm bảo lưu thông hàng hóa… đến ngày 12/7, đã cơ bản giải quyết được tình trạng ùn ứ tại các chốt kiểm tra”, ông Lê Hoà Bình thông tin. Phân tích một số tồn tại bất cập về tình hình giao thông tại khu vực phía Nam thời gian qua, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay, do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh yêu cầu giảm bớt làn ra của Trạm thu phí để ưu tiên chống dịch dẫn đến ùn xe trên cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Dầu Giây; thời gian hiệu lực giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 của các địa phương chưa thống nhất với nhau (ví dụ Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh là 3 ngày, Long An 5 ngày và Đồng Nai 7 ngày); việc chấp thuận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên (test nhanh) và PCR cũng chưa thống nhất gây khó khăn cho lái xe khi vận chuyển hàng hóa. Đại diện cho các doanh nghiệp vận tải, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nhận định: Hiện nay, cần xem xét thêm quy định thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời gian cho người lái xe hoàn thành một chuyến xe, nếu chỉ chạy trong nội tỉnh và lân cận thì 3 ngày là phù hợp nhưng nếu phạm vi từ Nam ra Bắc thì tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng, điều đó dẫn đến sự lúng túng cho đội ngũ lái xe khi giấy xét nghiệm bị quá hạn. Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ cửa ngõ của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, tránh cho việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ với những khó khăn, thách thức của các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đồng thời, Bộ trưởng đánh giá cao hiệu quả việc chủ động áp dụng các giải pháp phòng, chống dịch của các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố không được để chuỗi sản xuất đứt gãy, không để nhân dân thiếu các nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu.Chính vì vậy, các tỉnh phải quan tâm sâu sắc đến hoạt động vận tải hàng hóa cũng như quan tâm tới lực lượng lao động vận tải.
Khi vaccine được bố trí cho địa phương, đề nghị tạo điều kiện để tiêm cho lực lượng lao động trong lĩnh vực vận tải; bố trí các điểm xét nghiệm COVID-19 cho lực lượng lái xe vận tải và trả kết quả nhanh nhất.
Bộ trưởng yêu cầu và đề nghị các địa phương phải áp dụng tối đa các giải pháp về công nghệ để tiếp nhận đăng ký, cũng như cấp giấy thông hành; giấy thông hành phải đầy đủ thông tin liên quan đến phương tiện, lộ trình, loại hàng hóa để giảm thiểu thời gian kiểm tra qua các chốt… Bộ trưởng cũng quán triệt các Sở Giao thông Vận tải cần phối hợp với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để xác định rõ nhu cầu hàng hóa, nhu cầu vận tải ra vào địa phương để phối hợp cùng các tỉnh, thành phố khác điều tiết lưu lượng, lịch trình xe cho phù hợp, tránh gây ùn ứ cục bộ tại từng thời điểm…Đồng thời, các địa phương xem xét phương án linh hoạt trong việc áp dụng quy định bắt buộc cách ly y tế đối với lái xe khi trở về từ vùng dịch.
Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp, người đứng đầu ngành giao thông vận tải yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải quán triệt, chỉ đạo các chủ doanh nghiệp trên địa bàn phải chủ động trong việc xét nghiệm COVID-19 theo dõi tình hình sức khỏe đối với nhân viên theo quy định của ngành y tế, không để tình trạng lái xe xét nghiệm tại các chốt kiểm soát gây ùn ứ giao thông. “Doanh nghiệp, lái xe nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và đơn vị tiếp nhận hàng có thể kiểm tra chéo các quy định dịch tễ đối với lái xe, doanh nghiệp vận tải… Các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp phải tổ chức đưa đón công nhân (đăng ký phương tiện, giảm tải 50%, công nhân được xét nghiệm…..)”, Bộ trưởng chỉ đạo. Bộ trưởng cũng gợi ý các doanh nghiệp vận tải bố trí bãi đỗ, đậu xe kết hợp với khu lưu trú cho lao động, lái xe khi quay về địa phương, tránh lái xe di chuyển, tiếp xúc bên ngoài…Đặc biệt, để chủ động, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh còn nguy cơ kéo dài, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án, kịch bản và có hướng dẫn cụ thể về tổ chức hoạt động vận tải đối với từng tình huống khi các địa phương áp dụng chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Lãnh đạo Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh thông tin về việc chậm đưa một số ca F0 đi cách ly
20:47' - 13/07/2021
Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận có một số trường hợp mắc COVID-19 chậm được đưa đi cách ly tập trung.
-
Kinh tế tổng hợp
Tối 13/7, thêm 852 ca mắc COVID-19, riêng Tp.Hồ Chí Minh 546 ca
18:39' - 13/07/2021
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 13h đến 18h ngày 13/7 có 852 ca mắc mới; trong đó 849 ca mắc trong nước và 3 ca nhập cảnh. Tp Hồ Chí Minh vẫn là địa phương nhiều nhất với 546 ca.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh giữ đà tăng trưởng giữa "vòng xoáy” dịch COVID-19
10:48' - 13/07/2021
Dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 5/2021 đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề đến Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, giao thương nhộn nhịp bậc nhất khu vực phía Nam và cả nước.
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh "mở lối" cho hàng nhập chợ
16:21' - 12/07/2021
Ngày 12/7, sau 4 ngày Tp. Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đã được đảm bảo nguồn cung, nhất là giữ ổn định giá thực phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.