Xếp hạng tín nhiệm quốc gia - Bài 3: Xác lập vị thế tài chính đối ngoại
Lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam để đạt được mức đầu tư trong 10 năm tới sẽ bao gồm sự kết hợp giữa các mục tiêu định lượng và định tính. Song song đó là việc duy trì sức khỏe tín dụng trong quá trình hiện thực hóa các tiềm năng tăng trưởng và củng cố vị thế tài chính đối ngoại như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã ghi nhận.
"Chúng tôi tin rằng, việc chuyển hóa triển vọng tín nhiệm hiện tại ở mức tích cực thành các sự kiện nâng hạng tín nhiệm sẽ là bước đi tiếp theo của Việt Nam trong tiến trình nhằm đạt được mức xếp hạng Đầu tư. Trong ngắn hạn, các tổ chức xếp hạng có thể sẽ tập trung vào tiến trình nâng cao chất lượng hoạch định chính sách tài khóa của Chính phủ cũng như khả năng Việt Nam có thể duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ và vai trò quan trọng của quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Karby Leggett bày tỏ. Trong trung và dài hạn, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm sẽ nhìn vào các yếu tố mang tính định tính hơn để xem xét việc nâng hạng. Những yếu tố này có thể sẽ bao gồm gia tăng thu ngân sách và cải thiện các chỉ số chất lượng thể chế của Việt Nam ví dụ như Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI). Nếu Việt Nam tiếp tục đạt được những bước tiến trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu này đến năm 2030 và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tiếp tục duy trì triển vọng tích cực đối với mức độ tín nhiệm của Viêt Nam thì việc đạt được mức xếp hạng Đầu tư là hoàn toàn khả thi. Các tổ chức tín dụng quốc tế cho biết yếu tố sẽ hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia, bao gồm: duy trì mức tăng trưởng cao bền vững so với các quốc gia tương đồng khác thông qua tăng cường nguồn vốn đầu tư và củng cố vị thế tài chính đối ngoại. Cùng đó, tiếp tục cải thiện tình hình tài chính công thông qua ổn định nợ trung hạn và tăng thu ngân sách cũng như giảm rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng từ hệ thống ngân hàng. Mức triển vọng tích cực của Việt Nam hiện tại thể hiện sức khỏe tài khóa và kinh tế đang được nâng cao và tín hiệu cho thấy, hiêụ quả trong việc cải thiện các chính sách tiền tệ, tài khóa sẽ có thể hỗ trợ tích cực tới tiến trình nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã nêu rõ. Theo các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, những tác động của đại dịch lên tình hình tài chính công của Việt Nam hy vọng sẽ chỉ là tạm thời. Vì vậy, việc tiếp tục củng cố tài khóa và đạt được những bước tiến trong ngắn hạn sẽ hỗ trợ các chỉ số nợ và tài khóa. Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và lạm phát thấp cũng được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ghi nhận trong đánh giá tín nhiệm của các tổ chức này. * Vấn đề mang ý nghĩa chiến lược Ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho hay: Kể từ khi Việt Nam gia nhập vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, các nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi cũng giảm dần và dự kiến sẽ kết thúc trong tương lai gần.Hơn nữa, với Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ như đã đề cập ở trên, nếu hoàn thành mục tiêu, Việt Nam có thể gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao trong vòng bốn hoặc năm năm nữa.
Để có thể đạt triển vọng trong việc đạt mức “đầu tư” đến năm 2030, Việt Nam cần quan tâm đến việc mở rộng sự tiếp cận thị trường vốn quốc tế, vay thương mại quốc tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nâng xếp hạng tín nhiệm lên mức đầu tư của Việt Nam là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược. Điều này giúp cải thiện hiệu quả chi phí huy động vốn nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp. Mặt khác, xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng là chỉ số tham khảo quan trọng, được đánh giá là đáng tin cậy, chuẩn mực và mang tính cập nhật cao mà nhiều tổ chức đầu tư và các nhà đầu tư quốc tế sử dụng trong quá trình xem xét, thẩm định. Mặc dù do tác động nặng nề của COVID-19 tại các vùng kinh tế trọng điểm khiến Việt Nam tăng trưởng âm trong quý III/2021. Quý IV/2021 đã tìm lại được đà tăng trưởng tích cực khi tỷ lệ tiêm chủng tăng cao và các tỉnh, thành dần mở cửa trở lại. Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố mức tăng trưởng cả năm 2021 là 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Khối Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vẫn lạc quan về triển vọng của Việt Nam trong năm 2022. HSBC nhận định: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8% trong năm sau, khi tỷ lệ phủ vaccine cao và kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường đang được thực hiện khẩn trương. Nhờ hưởng lợi từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia, nguồn vốn đầu tư FDI trở lại mạnh mẽ, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, từ đó thúc đẩy xuất khẩu cho Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng của Việt Nam cũng vừa được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín điều chỉnh Chỉ số môi trường vận hành (OE) trở lại mức trước đại dịch là “BB-”. Điểm OE cao hơn cùng với tình hình kinh doanh ổn định của ngân hàng trong bối cảnh kinh doanh thuận lợi đã góp phần nâng cao các chỉ số đánh giá hồ sơ tài chính cũng như khả năng sinh lời (VR). Với những yếu tố kể trên, cùng với việc Chính phủ đưa ra các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả, tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm được nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư trong tương lai không xa. Mặc dù hiện có nhiều thuận lợi cho triển vọng đạt mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030 thì vẫn nên thận trọng trước những tác động bất ngờ của yếu tố khách quan, nhất là phải khẩn trương giải quyết một số các vấn đề nội tại còn tồn đọng hiện nay. Theo ông Ngô Đăng Khoa, những nhóm vấn đề Việt Nam cần tập trung cải thiện để đạt được mục tiêu nâng xếp hạng tín nhiệm, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường đó là, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô sẽ cần thêm các công cụ. Từ đó, dự báo và giảm thiểu những tác động tiêu cực bên ngoài để đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người cần được cải thiện và nâng cao như kế hoạch Chính phủ đã đưa ra. Ngoài ra, việc xếp hạng tín nhiệm cần phân công tổ phụ trách chính thức, có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và đưa ra các hướng dẫn kịp thời để giải quyết các vấn đề tồn đọng, hoàn thành các mục tiêu của đề án cũng như đáp ứng các tiêu chí cần thiết để đạt mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư./.- Từ khóa :
- Bộ tài chính
- xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Sẽ xử lý nghiêm việc bán cổ phiếu không báo cáo
18:27' - 12/01/2022
Bộ Tài chính đã chỉ đạo xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật và ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất liên quan đến FLC bán không báo cáo 74,8 triệu cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố giao dịch sàn HOSE phiên 10/1
20:16' - 10/01/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính giao VNX chỉ đạo các công ty thành viên khẩn trương báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính tình hình, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố tại HOSE phiên chiều 10/1.
-
Tài chính
Bộ Tài chính công khai tổng thể ngân sách nhà nước năm 2022
14:54' - 03/01/2022
Bộ Tài chính vừa công khai "Báo cáo ngân sách dành cho công dân-dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022" nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng nắm bắt các thông tin về ngân sách nhà nước năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.