Xét xử nguyên lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Sáng 18/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là ALC II, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank).
Hội đồng xét xử gồm năm người: hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân dân, do Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm Chủ tọa phiên tòa. Một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (người này được quyết định biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Ngoài ra, các cơ quan tố tụng còn bố trí hai thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết và hai kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử đã triệu tập đến phiên tòa 12 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và năm nhân chứng. Ba điều tra viên được Hội đồng xét xử triệu tập đều có mặt tại phiên tòa.
Tham dự phiên tòa còn có đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam (với tư cách là nguyên đơn dân sự) và đại diện Agribank (với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ, nghĩa vụ liên quan).
Trong vụ án này có sáu bị cáo ra hầu Tòa. Năm bị cáo gồm: Lê Bạch Hồng (sinh năm 1954, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Nguyễn Huy Ban (sinh năm 1948, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Nguyễn Phước Tường (sinh năm 1951, nguyên Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Hoàng Hà (sinh năm 1976) và Trần Tiến Vỹ (sinh năm 1957) đều nguyên là Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính (nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư) thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Riêng bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (sinh năm 1979, nguyên là chuyên viên, sau là Phó Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Có tổng số 15 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó có bốn luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bạch Hồng, ba luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Huy Ban. Người ra, còn có một luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Agribank.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố tại phiên tòa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư, tăng trưởng. Việc đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội phải được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các quy định khác.
Ngày 1/1/2007, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, theo quy định tại Điều 79 của luật này và các quy định khác thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại nhà nước vay vốn. ALC II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Pháp luật không cho phép ALC II vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cũng không cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay vốn.
Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 2/2008 và tháng 3/2008, do có nhu cầu về vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, ông Vũ Quốc Hảo (khi đó là Tổng Giám đốc ALC II) đã gặp Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước Tường để đặt vấn đề vay vốn. Hai bên đi đến thống nhất, để được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay vốn, ALC II phải có bảo lãnh của Agribank.
Tháng 3 và 4/2008, ông Hảo ký hai công văn gửi Tổng Giám đốc Agribank đề nghị về việc nhận tiền vay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Căn cứ vào đề nghị của ALC II, ông Nguyễn Thế Bình (khi đó là Tổng Giám đốc Agribank) đã ký phát hành ba thư bảo lãnh thanh toán để ALC II được nhận vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau đó, từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2009, các cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã lập 14 tờ trình đề nghị Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Sau bút phê "đồng ý" của hai bị cáo này, 14 hợp đồng Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay 1.010 tỷ đồng đã được thực hiện.
Việc cho vay vốn này bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định là không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, trái với Điều 96, Điều 97 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006.
Ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ALC II bị phá sản. Tính đến thời điểm ALC II bị phá sản, Công ty này mới tất toán một hợp đồng ngắn hạn, còn 13 hợp đồng quá hạn với tổng số tiền nợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 1.697 tỷ đồng (bao gồm hơn 769 tỷ đồng tiền gốc và hơn 928 tỷ đồng tiền lãi).
ALC II không có khả năng thanh toán số tiền còn nợ này, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.697 tỷ đồng.
Trong số các bị cáo, Lê Bạch Hồng bị Viện Kiểm sát xác định là đã ký và chỉ đạo thực hiện ba hợp đồng cho ALC II vay vốn, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Huy Ban ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALC II vay 630 tỷ đồng không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.263 tỷ đồng.
Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong một tuần./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Tây Ninh phá tụ điểm đá gà và lắc tài xỉu ở vùng sâu gần khu vực biên giới
20:39' - 17/09/2019
Sau nhiều ngày mật phục, ngày 15/9, Công an huyện Tân Châu bắt quả tang tụ điểm đánh bạc tại vườn cao su thuộc ấp Suối Bà Chiêm, xã Tân Hòa.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam chấp hành viên lập khống biên bản xác minh
17:42' - 17/09/2019
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bị can Nguyễn Văn Lợi.
-
Kinh tế và pháp luật
Đà Nẵng bắt giữ nhóm người nước ngoài sản xuất các clip đồi trụy
13:42' - 17/09/2019
Ngày 17/9, Công an quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho biết vừa bắt giữ 5 đối tượng người nước ngoài tạm trú trên địa bàn để tổ chức sản xuất các clip đồi trụy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Ấn Độ phá vỡ vụ vận chuyển lậu ma túy trên biển lớn nhất lịch sử
09:05'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Lực lượng Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) đã tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên một tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
-
Kinh tế và pháp luật
Một số vi phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
17:25' - 25/11/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về một số vi phạm trong tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị 30 năm tù giam
13:06' - 25/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế năng lượng xảy ra tại Trung ương và địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh sát Tokyo tiếp nhận 4 triệu món đồ thất lạc mỗi năm
07:00' - 25/11/2024
Bạn có bị mất ô, chìa khóa hay thậm chí là một con sóc bay? Nếu bạn ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng chúng đang được cảnh sát chăm sóc chu đáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
22:29' - 24/11/2024
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00' - 23/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.