Xét xử phúc thẩm vụ án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương
Ngày 20/5, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt là Tổng Công ty Cửu Long, thuộc Bộ Giao thông Vận tải), Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (gọi tắt là Công ty Yên Khánh) và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương.
Phiên tòa phúc thẩm được mở để xem xét kháng cáo của 4 bị cáo: Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Diệt (Tổng Giám đốc điều hành Công ty Đức Bình), Vũ Thị Hoan (Giám đốc Công ty Yên Khánh), Phạm Tấn Hoàng (Phó trưởng phòng Kế toán, Công ty Yên Khánh). Ngoài ra, còn có kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Yên Khánh. Trong phần làm thủ tục phiên tòa, các luật sư của bị cáo Hệ và Hoan vắng mặt. Để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo, Hội đồng xét xử đã chỉ định luật sư bào chữa. Tuy nhiên, hai bị cáo Hệ và Hoan không đồng ý. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục xét xử vụ án. Theo Hội đồng xét xử, các luật sư bào chữa cho hai bị cáo không được Hội đồng xét xử chấp nhận là lỗi của các luật sư; luật sư đã từ bỏ quyền bào chữa của mình đối với các bị cáo.Các bị cáo từ chối luật sư chỉ định là đã tự từ bỏ quyền của mình nên phải tự bào chữa tại phiên tòa hôm nay. Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì quá trình xét xử, Hội đồng xét xử sẽ trích những lời khai trong hồ sơ vụ án.
Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng thông báo các quy định để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình xét xử như đảm bảo số người tham dự không quá 30 người, người tham dự phải đảm bảo khoảng cách.
Đáng chú ý, đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, Hội đồng xét xử cho phép ngồi ở phòng khác và chỉ tham gia phiên tòa khi có yêu cầu của Hội đồng xét xử.
Trước đó, ngày 22/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm, tuyên bị cáo Đinh Ngọc Hệ án chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," 13 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân.Tòa tuyên buộc bị cáo Hệ phải bồi thường toàn bộ số tiền hơn 725 tỷ đồng đã chiếm đoạt qua hành vi gian dối trong thu phí dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và hơn 3,4 tỷ đồng trục lợi từ việc mua rẻ căn biệt thự của Công ty Cổ phần Licogi 13.
Theo nội dung vụ án, dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do vậy số tiền thu được từ việc bán quyền thu phí cao tốc là tài sản của Nhà nước.Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị chủ trì xây dựng Đề án bán quyền thu phí, thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách Nhà nước kinh phí đã đầu tư cho dự án.
Bị cáo Đinh La Thăng đã ký văn bản số 7331/BGTVT-TC gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp nhận lại Đề án chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí, thu hồi nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho Dự án.Để triển khai tổ chức bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, ngày 3/10/2013, bị cáo Đinh La Thăng ký Quyết định số 3050/QĐ-BGTVT về việc thành lập Hội đồng bán đấu giá và Tổ thường trực giúp việc Hội đồng bán đấu giá.
Khi triển khai thực hiện, bị cáo Đinh La Thăng (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) đã gọi điện thoại trực tiếp cho bị cáo Dương Tuấn Minh (Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long) để giới thiệu đưa bị cáo Đinh Ngọc Hệ tiếp cận đề án, sau đó tạo điều kiện cho công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương.
Từ đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng mối quan hệ này để xây dựng hồ sơ gian dối tham gia mua đấu giá quyền thu phí. Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, bị cáo Đinh Ngọc Hệ tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, gây hậu quả thất thoát của Nhà nước hơn 725 tỷ đồng. Bị cáo Đinh Ngọc Hệ với mục đích chiếm đoạt tài sản, đã có hành vi gian dối, chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính của Công ty Yên Khánh và Khánh An (đều do Đinh Ngọc Hệ thành lập và điều hành) từ kinh doanh thua lỗ thành kinh doanh có lãi để đáp ứng đủ điều kiện tham gia đấu giá và trúng đấu giá.Ngay sau khi tiến hành khai thác, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo nhân viên bằng mọi cách che giấu doanh thu thực tế để chiếm đoạt. Lúc đầu bằng hình thức thủ công nhưng sau đó Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo dùng công nghệ cao để chiếm đoạt được nhiều hơn.
Hệ đã 2 lần yêu cầu mua phần mềm của Công ty Xuân Phi để can thiệp trái phép vào phần mềm quản lý của Bộ Giao thông Vận tải với mức độ ngày càng tinh vi, số tiền chiếm đoạt lớn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, lợi dụng mối quan hệ với bị cáo Đinh La Thăng, Đinh Ngọc Hệ đã không nộp tiền theo đúng tiến độ quy định theo Hợp đồng mua quyền thu phí là đến tháng 10/2014 Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ phải nộp đủ số tiền hơn 2.004 tỷ đồng, nhưng phải đến tháng 3/2017 mới nộp đủ tiền.Bằng các thủ đoạn gian dối, từ ngày 1/1/2014 đến 31/12/2018, Đinh Ngọc Hệ và các đồng phạm đã che giấu, chiếm đoạt được hơn 725 tỷ đồng.
Tại Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, theo hình thức Hợp đồng BOT, Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty Thái Sơn (là Công ty có 51% vốn Nhà nước) và việc Công ty Cổ phần BOT cầu Việt Trì có phần vốn góp chi phối của Công ty Thái Sơn (40%) và Công ty Yên Khánh (40%), dùng ảnh hưởng từ các cổ đông để tác động đến những người có chức vụ, quyền hạn tại Công ty Cổ phần BOT Việt Trì cho Công ty Cổ phần Licogi 13 được thi công hai hạng mục trong gói thầu XL.01-3. Đổi lại, Công ty Cổ phần Licogi 13 phải hạ giá bán căn biệt thự BT01 cho Đinh Ngọc Hệ, qua đó Hệ đã trục lợi số tiền 3,4 tỷ đồng. Phiên tòa dự kiến xét xử tới ngày 25/5. Đây là lần thứ ba phiên tòa được mở sau 2 lần hoãn./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án tổ chức, môi giới cho người trốn đi Hàn Quốc
10:56' - 20/05/2021
Sáng 20/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án môi giới, tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài theo chuyên cơ đưa Chủ tịch Quốc hội sang thăm Hàn Quốc vào cuối năm 2018.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Xét xử vụ án hy hữu hủy hợp đồng công chứng tại Gia Lâm
21:14' - 19/05/2021
Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Ninh Hiệp (Gia Lâm).
-
Kinh tế và pháp luật
Đề nghị tuyên phạt Đinh Ngọc Hệ án chung thân, buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại
10:53' - 18/12/2020
Ngày 18/12, Viện Kiểm sát đã trình bày phần luận tội và đề nghị mức án đối với 19 bị cáo trong vụ án sai phạm tại dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
-
Kinh tế và pháp luật
Phúc thẩm vụ Đinh Ngọc Hệ: Bị cáo Đinh Ngọc Hệ kháng cáo kêu oan
13:16' - 10/12/2020
Sáng 10/12, Tòa án Quân sự Trung ương bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Hiến (từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân), Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ cùng đồng phạm
11:10' - 09/12/2020
Sáng 10/12, tại Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội, Tòa án Quân sự Trung ương sẽ xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường liên quan vụ án Đinh Ngọc Hệ
15:45' - 26/10/2020
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường và các đồng phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Thu giữ trên 5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu tại Cao Bằng
19:35'
Cơ quan chức năng đã kiểm tra thu giữ hơn 5 tấn sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu.
-
Kinh tế và pháp luật
Kiến nghị điều tra sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Bình Mỹ, An Giang
15:32'
Thanh tra huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã ban hành Kết luận thanh tra số 94/KL-TTr ngày 13/5/2025 thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Bình Mỹ (tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú).
-
Kinh tế và pháp luật
Công ty Thanh Bình An Lạc Viên phải hoàn trả gần 11 tỷ đồng cho người dân
14:02'
Công ty phải trả lại cho 20.146 người bị thiệt hại, tổng số tiền 10.815.900.000 đồng (mười tỷ tám trăm mười lăm triệu chín trăm nghìn đồng) đối với các khoản tiền đã thu phí dịch vụ cao hơn quy định.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, không để xảy ra buôn bán hàng giả, hàng lậu
13:56'
Ngày 23/5, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự Chủ tịch UBND phường Trảng Dài
07:34'
Cơ quan chức năng đang tạm giữ hình sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng 5 người khác để điều tra hành vi “môi giới hối lộ” và “nhận hối lộ”.
-
Kinh tế và pháp luật
Cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
07:00'
Mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan phát hiện một loạt lô hàng giá trị lớn vi phạm về xuất xứ hàng hóa
23:04' - 22/05/2025
Cục Hải quan qua công tác phối hợp phát hiện một số lô hàng nhập khẩu, quá cảnh có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật hải quan; nhiều vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa.
-
Kinh tế và pháp luật
Chống buôn lậu, hàng giả: Phát huy hiệu quả đường dây nóng
18:04' - 22/05/2025
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tiếp bắt, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, thực phẩm giả trên địa bàn.
-
Kinh tế và pháp luật
Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống
16:09' - 22/05/2025
Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).