Xét xử phúc thẩm vụ án tại PVC: Xét hỏi nội dung kháng cáo của bị cáo Đinh La Thăng
Sáng 9/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi trong Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC.
Hội đồng xét xử đã xét hỏi nội dung kháng cáo của bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN).
* Bị cáo Thăng kháng cáo về tội cố ý làm tráiBị cáo Đinh La Thăng kháng cáo kêu oan. Trước đó, bị cáo Đinh La Thăng bị cấp sơ thẩm tuyên 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo bản án sơ thẩm, Nghị quyết Hội đồng thành viên PVN đã nêu rõ muốn thực hiện dự án thì PVC phải thành lập liên danh tổng thầu với các nhà thầu nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm.Tuy nhiên, sau đó bị cáo Đinh La Thăng vẫn chỉ định PVC là nhà thầu duy nhất làm tổng thầu EPC Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, vi phạm Nghị quyết số 9396/NQ-DKVN ngày 15/10/2010 của Hội đồng thành viên PVN, Điều lệ PVN.
Lời khai của bị cáo Đinh La Thăng thể hiện: bị cáo cũng thừa nhận do sức ép về tiến độ nên có sai phạm về quy trình trong việc chỉ định PVC làm tổng thầu không thông qua Hội đồng thành viên.
Bên cạnh đó, trong khi dự án đầu tư hiệu chỉnh chưa được phê duyệt, chưa có tổng dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu và một loạt các thủ tục pháp lý khác có liên quan nhưng do nôn nóng, cũng như do sức ép công việc nên bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ đạo ký kết Hợp đồng EPC số 33 trái quy định. Tại Phiên phúc thẩm, bị cáo Thăng cho biết có đơn kháng cáo vì thấy rằng việc công khai các chứng cứ và ý kiến của các luật sư bào chữa không được Hội đồng xét xử sơ thẩm xem xét một cách thấu đáo. Bên cạnh đó, Phiên tòa sơ thẩm không đặt dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong bối cảnh PVN đang có chủ trương xây dựng Tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành. Theo bị cáo Thăng, bản án sơ thẩm chưa xác định phạm vi trách nhiệm quyền hạn của bị cáo. Bị cáo Thăng thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại vai trò của bị cáo trong vụ án.Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được Hội đồng thành viên giao cho Chủ đầu tư là PVPower và giao cho Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Bị cáo Phùng Đình Thực là Tổng Giám đốc PVN lúc đó đã thành lập Ban Chỉ đạo dự án, phân công 3 Phó Tổng Giám đốc PVN thực hiện. Do đó bị cáo Thăng đề nghị Hội đồng xét xử làm rõ trách nhiệm trong dự án.
Bị cáo Thăng cho rằng mình không phạm tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".Theo bị cáo, lựa chọn PVC là tổng thầu không trái với quy định của pháp luật, Hội đồng thành viên đã có chủ trương giao cho PVC tổng thầu, giao cho Tổng Giám đốc chỉ đạo triển khai thực hiện. Việc quyết định nhà thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và Tập đoàn điện lực dầu khí Việt Nam. "Do đó, bị cáo chỉ đôn đốc tiến độ, thời gian thực hiện còn việc thực hiện đó chọn PVC làm tổng thầu, ký hợp đồng thì trách nhiệm thuộc về Chủ đầu tư" - bị cáo Thăng chối bỏ trách nhiệm.
* Bị cáo Thăng cho rằng: không nắm được tình hình tài chính của PVCTrước đó, bản án sơ thẩm nhận định PVC tại thời điểm được chỉ định thầu trái pháp luật, là một doanh nghiệp đang thâm hụt tài chính, không đủ kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn.
Các tài liệu và lời khai của các bị cáo khác khẳng định bị cáo Đinh La Thăng biết rõ điều kiện, năng lực của PVC đang rất khó khăn, nhưng bị cáo vẫn yêu cầu và chỉ định thầu cho PVC thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Như vậy, bị cáo là người đứng đầu PVN đã có hành vi chỉ định thầu cho PVC làm tổng thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 khi biết rõ PVC không có đủ năng lực về tài chính cũng như kinh nghiệm để làm tổng thầu dự án này.
Về nội dung này, tại Phiên phúc thẩm, bị cáo Thăng cho rằng mình chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính, các báo cáo của PVC, của PVPower."Bị cáo không nắm được tình hình tài chính của PVC" - Bị cáo Thăng nói. Theo lời bị cáo Thăng, bị cáo chỉ đạo không vì lý do sức ép tiến độ để cố tình làm sai. Bản thân Chủ đầu tư đã báo cáo với Tập đoàn PVN là đã đủ điều kiện để ký hợp đồng. "Việc ép tiến độ là đương nhiên vì đối với các dự án phải đẩy nhanh tiến độ lên.
Dự án đi vào thực hiện sớm sẽ có hiệu quả tốt hơn. Việc ép tiến độ là cần thiết nhưng lãnh đạo tập đoàn cũng như bản thân bị cáo chỉ đạo phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc ký hợp đồng là trách nhiệm của PV Power và PVC.
Lãnh đạo tập đoàn không ai chỉ đạo hai đơn vị này phải ký hợp đồng với nội dung không bảo đảm. Hai đơn vị này là độc lập, Hội đồng thành viên không bịa ra được các chứng cứ để làm" - bị cáo Thăng đẩy trách nhiệm cho cấp dưới.
Về vấn đề tạm ứng tiền trong dự án khi Hợp đồng EPC số 33 PVC thiếu nhiều nội dung quan trọng không có cơ sở để tạm ứng, bị cáo Thăng cho rằng mình không đôn đốc và ép ai phải tạm ứng, trong các văn bản thể hiện rõ điều đó.Theo bị cáo Thăng tất cả tạm ứng đều thực hiện trước khi có kết luận của bị cáo trong phiên họp.
Theo lời bị cáo Thăng: "Bị cáo chỉ yêu cầu tạm ứng 10% theo quy định của pháp luật vì Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 được tạm ứng mức tối thiểu là 10%. Chủ trương chung như vậy chứ không hề có sự ép buộc. Tuy nhiên kết luận này cũng không được thực hiện. Việc tạm ứng 10% không thực hiện được vì hợp đồng chỉ ký có 6%. Nếu muốn tạm ứng 10% thì phải ký hợp đồng mới".
Bên cạnh đó, bị cáo đề nghị xem xét lại trách nhiệm dân sự vì 2 lý do: xem xét lại căn cứ, cách tính xác định giá trị thiệt hại đối với Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.Lý do bị cáo Thăng đưa ra là: tiền Tập đoàn PVN chuyển về cơ quan quản lý là chuyển tiền từ tài khoản thanh toán, vì thế nếu có thiệt hại phải tính lãi suất tài khoản thanh toán chứ không phải tính lãi suất tài khoản tiền gửi có thời hạn được.
Trong giám định của Bộ Tài chính đã xác định thiệt hại do sử dụng sai mục đích từ 1/10/2011 nhưng bị cáo đã chuyển công tác từ tháng 8/2011. Từ đó, bị cáo Thăng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại vai trò trách nhiệm của mình.
Cũng trong diễn biến phiên tòa, do nhiều nội dung mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo về việc việc nhận các văn bản, báo cáo liên quan đến chỉ đạo ký thầu, tạm ứng tiền, Hội đồng xét xử đã đề nghị triệu tập ông Hồ Công Kỳ, nguyên Chánh Văn phòng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) để làm rõ vấn đề này vào phiên chiều 9/5./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ góp vốn 800 tỷ vào OceanBank: Bị cáo Đinh La Thăng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
17:21' - 16/04/2018
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 6 bị cáo trên tổng số 7 bị cáo trong vụ án này.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank: Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 18 năm tù
17:42' - 29/03/2018
Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội, vị trí, vai trò và lỗi của từng bị cáo, Hội đồng xét xử phân định trách nhiệm dân sự đối với mỗi bị cáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Bị cáo Đinh La Thăng xin lỗi Đảng Nhà nước và nhân dân
11:02' - 17/01/2018
Sáng 17/1, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá ổ nhóm cho vay nặng lãi, bắt giữ 9 đối tượng
08:46'
Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện nhóm đối tượng có hoạt động cầm đồ, cho vay với lãi suất cao và gây ra một số vụ cố ý gây thương tích.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa do sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu
16:11' - 16/04/2025
Ngày 6/5 tới sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An cùng 3 đồng phạm trong vụ án sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ cảnh giác với thuốc trị tiểu đường Ozempic giả
15:32' - 16/04/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 15/4 cảnh báo người tiêu dùng về nguy cơ thuốc trị tiểu đường Ozempic giả đang trôi nổi trong chuỗi cung ứng dược phẩm tại Mỹ.
-
Kinh tế và pháp luật
Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng
09:16' - 16/04/2025
Cảnh sát Italy đã bắt giữ 24 nghi can là thành viên Camorra – băng nhóm mafia khét tiếng tại Naples, với cáo buộc buôn bán ma túy, tàng trữ vũ khí và điều hành đường dây trông giữ xe bất hợp pháp.
-
Kinh tế và pháp luật
Đắk Lắk: Yêu cầu thu hồi hơn 12,3 tỷ đồng chi sai phụ cấp ưu đãi nhà giáo
18:59' - 15/04/2025
Thanh tra tỉnh yêu cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thực hiện thu hồi toàn bộ số tiền hơn 12,3 tỷ đồng đã chi sai, nộp về ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản yêu cầu Google chấm dứt vi phạm luật chống độc quyền
16:19' - 15/04/2025
Ngày 15/4, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (JFTC) đã ban hành lệnh yêu cầu công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ - Google LLC - chấm dứt hành vi bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền quốc gia.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị từ 11 - 12 năm tù
16:06' - 15/04/2025
Viện Kiểm sát xác định, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, nhiều bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả… nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ điều tra nhập khẩu dược phẩm, bán dẫn để chuẩn bị áp thuế mới
08:14' - 15/04/2025
Theo thông báo trên Công báo Liên bang Mỹ ngày 14/4, các cuộc điều tra sẽ kéo dài 270 ngày và bắt đầu quy trình lấy ý kiến công chúng trong 21 ngày.
-
Kinh tế và pháp luật
Meta đối mặt phiên tòa chống độc quyền tại Mỹ
07:00' - 15/04/2025
Vụ kiện đối với Meta do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quyền lực của Mỹ, khởi xướng và có thể dẫn đến việc Meta bị buộc phải thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp.