Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên 77,89% cổ phần tại Công ty cổ phần dược phẩm Đông Dược 5; 84,82% phần vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông; 73,04% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1; 13,23% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư Sao Thủy và 1,4 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) để thu hồi tiền khắc phục hậu quả vụ án.
Đối với 84,82% phần vốn góp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (trị giá hơn 4.580 tỷ đồng), Trương Mỹ Lan cho biết phần vốn góp là của gia đình bị cáo, không liên quan đến Ngân hàng SCB hay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo Lan đã giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển hạ tầng Bến Nghé đứng tên số cổ phần này. Theo Trương Mỹ Lan, Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông là doanh nghiệp được thành lập để dự kiến triển khai dự án Khu phức hợp Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, nằm trên khu đất của Cảng Sài Gòn trải dài ven sông và mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4. Dự án này đã bồi thường gần xong nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể thực hiện. Trong số cổ phần tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông mà Trương Mỹ Lan sở hữu, có khoảng 200 triệu USD của nhà đầu tư nước ngoài. Trương Mỹ Lan cho biết nếu dự án khu phức hợp trên tiếp tục làm thì sẽ mang lại nguồn thu lớn, dự kiến không dưới 50.000 tỷ đồng, do đó, đề nghị giải tỏa phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài để trả lại cho họ, phần còn lại bị cáo tình nguyện dùng khắc phục hậu quả vụ án hoặc sử dụng làm các công trình phúc lợi xã hội, cam kết không dùng vào mục đích cá nhân. Tương tự, Trương Mỹ Lan đề nghị tòa giải tỏa kê biên 73,5% phần vốn góp tại Công ty cổ phần đầu tư Hợp Thành 1 để dễ mua bán, lấy tiền khắc phục hậu quả. Lan cho biết cổ phần này được bị cáo và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần Bông Sen đứng tên sở hữu - đây là công ty sở hữu 70% vốn của Công ty cổ phần Daeha (doanh nghiệp sở hữu Khách sạn Daewoo Hà Nội). Đối với 1,4 triệu cổ phần Công ty cổ phẩn chứng khoán Tân Việt (TVSI) đang bị kê biên, Trương Mỹ Lan cho biết bản thân không nhớ chiếm bao nhiêu phần trăm tại TVSI song bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét nếu xác định phần trăm cổ phần nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại. Đối với 82% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, Trương Mỹ Lan khẳng định không thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cũng không liên quan đến Ngân hàng SCB. Theo Lan, trước đây có người trả tới 300 triệu USD để mua số cổ phần này nhưng bị cáo không bán, nay bị cáo mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên, dùng số tiền bán được để khắc phục hậu quả vụ án. Về khoản nợ 500 tỷ đồng liên quan đến Công ty cổ phần Lavifood, Trương Mỹ Lan cho biết đây là số tiền bị cáo cho Phạm Ngô Quốc Thắng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lavifood) vay để trả nợ cá nhân. Lan mong muốn Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên bất động sản của Công ty cổ phần Lavifood để thu hồi khoản nợ trả cho Ngân hàng Vietinbank và trả cho bị cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không có khả năng để trả nợ cho mình thì Lan sẽ không truy cứu nữa, “xem như đi làm từ thiện”. Trả lời Hội đồng xét xử về giao dịch đặt cọc 5 tỷ đồng để mua nhà đất ở phường Vĩnh Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan) khai, bị cáo định mua để tặng mẹ vì mẹ bị cáo quê ở Long Xuyên. Tuy nhiên, vừa đặt cọc xong thì bị cáo bị bắt và bên bán muốn giữ luôn phần đặt cọc này. Bị cáo Vân khai, số tiền này là tiền tích lũy riêng, bị cáo mong muốn nhận lại để khắc phục hậu quả. Liên quan tới Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại dịch vụ Hòa Thuận Phát, Trương Huệ Vân khai không nhớ bản thân có cổ phần trong đó hay chỉ đại diện cho các anh chị em trong gia đình. Trong phạm vi vụ án đang xét xử, cơ quan điều tra đã thu giữ 224 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan; phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo trị giá hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) của các bị cáo, người liên quan, các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần 262.000 USD. Các cơ quan tố tụng cũng kê biên, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, vốn góp (liên quan đến Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo khác tại nhiều tập đoàn, công ty với tổng giá trị quy đổi khoảng 12.313 tỷ đồng; đồng thời kê biên 9 bất động sản của bị cáo Lan tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.- Từ khóa :
- trương mỹ lan
- trái phiếu
- ngân hàng
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Thông báo về việc kiểm tra thông tin liên quan vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2)
13:05' - 27/09/2024
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo về việc kiểm tra thông tin cá nhân, số lượng trái phiếu nắm giữ của bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2).
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan xin nhận hoàn toàn trách nhiệm cho hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài
19:47' - 26/09/2024
Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD - tương đương 106.730 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 124 bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người cao tuổi
17:57'
Bộ Công an triệt phá đường dây lừa đảo quy mô hơn 500 tỷ đồng do Trần Quang Đạo cầm đầu, núp bóng doanh nghiệp, lừa hàng trăm nghìn người già thông qua mạng viễn thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Pháp phạt nền tảng bán hàng Shein vì quảng cáo giảm giá sai lệch
06:30'
Cơ quan chống độc quyền của Pháp thông báo đã phạt nền tảng thương mại điện tử chuyên về thời trang nhanh Shein số tiền 40 triệu euro (khoảng 47,17 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Hiệu quả mô hình cấp định danh điện tử mức 2 cho người nước ngoài tại Hà Nội
15:58' - 04/07/2025
Theo quy định, đối tượng được cấp định danh điện tử mức 2 là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, có thẻ tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Tiếp nhận, xác minh 38 người dân do lực lượng chức năng Campuchia bàn giao
12:32' - 04/07/2025
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, trong số 38 công dân được tiếp nhận có 27 nam và 11 nữ, đến từ 22 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Cập nhật ký hiệu biển số xe theo tỉnh, thành mới nhất
09:48' - 04/07/2025
Thông tư số 51/2025/TT-BCA quy định ký hiệu biển số xe ô tô, xe mô tô, xe máy chuyên dùng trong nước từ 1/7/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, làm rõ những sơ hở, lỗ hổng liên quan sữa giả, thực phẩm giả
20:28' - 03/07/2025
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/7, đại diện Bộ Công an đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup và vụ dầu ăn giả quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Tập đoàn Phúc Sơn nộp thêm 768 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án
12:44' - 03/07/2025
Theo kế hoạch, sáng 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt tài xế điều khiển ô tô khách đi sang làn ngược chiều trên cao tốc
12:41' - 03/07/2025
Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo lực lượng xác minh, xử lý việc lái xe ô tô khách đi sang làn đường ngược chiều trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
-
Kinh tế và pháp luật
Khẩn trương dập tắt đám cháy lớn tại xưởng gỗ giữa khu dân cư
11:11' - 03/07/2025
Ngọn lửa bất ngờ bùng phát dữ dội rồi lan rộng tại một xưởng gỗ trên đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh.