Xét xử vụ đất hiếm: Viện Kiểm sát ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo
*Ghi nhận sự cống hiến sau khi bị cáo nghỉ hưu Tại bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đặc biệt ghi nhận sự cống hiến sau khi nghỉ hưu của bị cáo Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường). Theo đó, sau khi nghỉ hưu, bị cáo Nguyễn Linh Ngọc vẫn tiếp tục đóng góp cho lĩnh vực tài nguyên môi trường thông qua việc tham gia, chỉ đạo điều hành hoạt động Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam với các chương trình: Đưa nước sạch đến với người nghèo, Biến chất thải thành tài nguyên, Cùng cộng đồng chung tay ứng phó với Biến đổi khí hậu… và nhiều chương trình thiện nguyện khác. Đồng thời, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cũng có đơn đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét các thành tích trong công tác của bị cáo Ngọc và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Với những cống hiến và đóng góp của bị cáo Nguyễn Linh Ngọc, Viện Kiểm sát xét thấy không cần thiết phải cách ly bị cáo Ngọc ra khỏi đời sống xã hội để bị cáo còn có cơ hội tiếp tục cùng Hội nước sạch và môi trường Việt Nam thực hiện những kế hoạch, nghiên cứu khoa học để mang lại lợi ích cho đất nước. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với bị cáo Ngọc là từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (Điều 219 – Bộ luật Hình sự). Bào chữa cho bị cáo Ngọc, luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng, trên cơ sở đề xuất của cấp dưới, bị cáo Ngọc đã ký Giấy phép khai thác khoáng sản. Các bị cáo thực hiện công việc theo đúng quy trình, không tự phân công nhiệm vụ, không cấu kết chặt chẽ nên không thuộc trường hợp tội phạm có tổ chức. Việc khai thác trái phép xảy ra khi bị cáo không còn đảm nhiệm chức vụ có liên quan và trách nhiệm giám sát thuộc về các cơ quan quản lý địa phương. Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, vai trò của bị cáo Nguyễn Linh Ngọc trong vụ án chỉ dừng lại ở việc ký cấp phép, một nhiệm vụ mang tính thủ tục hành chính, dựa trên hồ sơ đầy đủ từ cấp dưới trình lên, không trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Mặt khác, hành vi của bị cáo Ngọc không xuất phát từ động cơ cá nhân, không vụ lợi, mà chỉ nhằm mục đích xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đất hiếm. Vào thời điểm ký cấp phép, hệ thống pháp luật về khai thác khoáng sản chưa có hướng dẫn chi tiết và thống nhất. Mặc dù Chính phủ có chủ trương gắn khai thác với chế biến sâu, nhưng các quy định cụ thể về điều kiện cấp phép và quản lý khai thác vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sau khi vụ án xảy ra, bị cáo Ngọc đã sớm nhận thức sai phạm, hối hận và chủ động khắc phục hậu quả. Bị cáo đã hợp tác tích cực với các cơ quan tố tụng để mong nhận được khoan hồng của pháp luật. Từ những phân tích này, luật sư Nguyễn Văn Tú đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt phạt bị cáo Ngọc 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về cùng tội danh trên. *Đề nghị xác định thiệt hại theo giá trị khoáng sản nguyên khai Trình bày tại phiên tòa, luật sư Vũ Thị Nga (bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương) không tranh luận về tội danh mà chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xác định thiệt hại dựa trên giá trị khoáng sản nguyên khai nhằm đánh giá khách quan tính chất, mức độ hành vi phạm tội của thân chủ. Luật sư Nga cho rằng việc xác định đúng giá trị khoáng sản là điều kiện bắt buộc để xác định, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm, từ đó là căn cứ để định khung, quyết định hình phạt. Hiện nay, giá trị khoáng sản được sử dụng để định tội, định khung hình phạt dựa trên 2 cơ sở là trị giá khoáng sản (quặng đất hiếm và quặng sắt) là thành phẩm đã bán và số lượng khoáng sản đã khai thác, đang nằm tại kho (chưa qua chế biến). Hai nhóm khoáng sản này có giá trị rất khác nhau. Theo luật sư, với hành vi khai thác trái phép khoáng sản, giá trị khoáng sản phải được xác định trên cơ sở giá trị khoáng sản nguyên khai, chưa qua chế biến, tuyển rửa, sàng lọc. Do đó, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xác định thiệt hại trên cơ sở khoáng sản nguyên khai. Mặt khác, để đảm bảo đời sống cho nhiều người lao động tại Công ty Thái Dương, luật sư Vũ Thị Nga còn đề nghị Tòa xem xét, tạo điều kiện cho bị cáo Huấn được làm thủ tục uỷ quyền cho cổ đông (vợ bị cáo), xin lại con dấu, giấy tờ liên quan để Công ty Thái Dương tiếp tục được hoạt động. Do không có con dấu, từ tháng 10/2023 đến nay, Công ty ngừng toàn bộ hoạt động, người lao động của công ty không có việc làm, không có thu nhập. Bị cáo Đoàn Văn Huấn bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Tòa xử phạt từ 12-15 năm tù về 3 tội danh: “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” (theo quy định tại Điều 227 – Bộ luật Hình sự), “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 221 – Bộ luật Hình sự), “Gây ô nhiễm môi trường” (theo quy định tại Điều 235 – Bộ luật Hình sự). Viện Kiểm sát cũng đã ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Huấn với việc chủ động khắc phục một phần hậu quả, thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để nhanh chóng làm rõ nội dung vụ án…
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 26 bị cáo hầu tòa trong vụ đất hiếm
12:39' - 12/05/2025
Trong số 27 bị cáo ra hầu tòa trong vụ án này, có 7 bị cáo là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội tạm đình chỉ công tác hai cán bộ Công an để làm rõ sai phạm
10:11' - 14/05/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 30 ngày đối với người có liên quan vụ cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố cáo có hành vi thiếu chuẩn mực khi làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế và pháp luật
Đường dây thực phẩm chức năng giả: Khởi tố 5 bị can nhận hối lộ
19:08' - 13/05/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét với 5 bị can về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ án đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp dây cáp điện
11:09' - 13/05/2025
Việc kẻ gian cắt trộm dây cáp tiếp địa đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý vận hành, không đảm bảo cấp điện ổn định an toàn cho hệ thống lưới điện.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố cựu Tổng Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu cùng các đồng phạm
10:36' - 13/05/2025
Công an tỉnh Bạc Liêu vừa khởi tố cựu lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát” quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo tình trạng mua bán thông tin hồ sơ bệnh án ở Canada
07:45' - 13/05/2025
Việc cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về sức khỏe, tiền sử bệnh án và đơn thuốc đang sử dụng là điều hiển nhiên đối với bất kỳ người nào khi đi khám bệnh và tất cả đều nằm trong hồ sơ bệnh án.
-
Kinh tế và pháp luật
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
20:32' - 12/05/2025
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt nghi phạm mang chai xăng vào ngân hàng uy hiếp nhân viên
20:14' - 12/05/2025
Theo thông tin ban đầu, chiều 12/5, đối tượng Tàu Sa Chín mặc áo nhiều màu, bịt kín mặt, đeo ba lô, đi xe máy biển kiểm soát 49E2 - 027.45 đến phòng giao dịch của một ngân hàng ở thị trấn Liên Nghĩa.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện công khai tại phiên tòa hình sự
18:42' - 12/05/2025
Ông Yoon là cựu Tổng thống thứ 5 của Hàn Quốc phải ra hầu tòa hình sự. Nếu bị kết tội lãnh đạo cuộc nổi loạn, ông có thể phải đối mặt với án chung thân hoặc tử hình.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố đối tượng dùng dao cản trở thu hồi đất khai thác quặng bô xít
17:31' - 12/05/2025
Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Trọng Cường, 45 tuổi, trú tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc về tội “Gây rối trật tự công cộng”.